Trang

Nhãn

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Trại tập trung Đế chế Mặt trời ở Trung Quốc bị quên lãng (vietnam.ucanews.com/)

Địa điểm nay là một trường học do chính phủ điều hành, không còn dấu tích quá khứ
Tags: ,
February 6, 2014 
Bill Savadove cho AFP từ Thượng Hải, Trung Quốc 
Trại tập trung Đế chế Mặt trời ở Trung Quốc bị quên lãng thumbnail
Khuôn viên trường trung học Shanghai (Thượng Hải) từng là nơi bị quân đội Nhật chiếm đóng làm trại tập trung trong Đệ nhị Thế chiến (Ảnh AFP/Peter Parks)
Không dấu tích tưởng niệm, trại tập trung ở Thượng Hải trước đây đã trở nên nổi tiếng do cuốn tiểu thuyết Empire of the Sun (Đế chế Mặt trời) của JG Ballard, nơi quân đội Nhật giam giữ hơn 1,800 người nước ngoài trong Chiến tranh Thế giới II.
Cuốn tiểu thuyết của nhà văn Ballard nói về những trải nghiệm của ông trong trại tù Lunghwa xuất bản cách đây 30 năm, sau đó vào năm 1987 được Steven Spielberg dựng phim với ngôi sao Christian Bale trong vai Jim Graham, cậu bé một mình bươn chải để tồn tại trong trại tập trung.
Địa điểm đó nay là một trường học ưu tú do chính phủ điều hành nằm ở ngoại ô phía nam Thượng Hải, nơi các học sinh Trung Quốc không hề hay biết các tù nhân đã từng ngủ trong các dãy nhà lớp học màu xám của họ bây giờ.
Chỉ còn một chứng tích nhỏ, rất dễ bỏ quả trong một bảo tàng tư nhân của trường học. Lucy Zhang, sinh viên đã tốt nghiệp của trường cho biết: “Khi tôi học ở đây, tôi không hề biết đến phần lịch sử này. Nó không được đề cập trong lớp học.”
Chính phủ Trung Quốc đang có những tranh chấp lãnh thổ với Tokyo và thường xuyên công bố những tội ác chiến tranh của Nhật đối với người dân từ thập niên 1930 đến kết thúc Đệ nhị Thế chiến.
Người nước ngoài sống tại Trung Quốc thời điểm này tuy là số nhỏ, nhưng những đau khổ lớn lao họ chịu đựng hoàn toàn bị quên lãng.
Một giáo viên người Mỹ Sven Serrano, giảng dạy tại trường, đang cố gắng thay đổi điều này. Ông giảng về lịch sử trại tập trung cho các sinh viên nước ngoài trong chuyên đề quốc tế của trường, chỉ cho khách tham quan biết về khu vực và phát triển một ứng dụng online về khu vực trại tập trung.
Trường học đã phá hủy tòa nhà G, nơi nhà văn Ballard và gia đình ông đã từng sống, để làm không gian cho một hồ bơi, nhưng tám tòa nhà khác vẫn còn, bao gồm nhà ăn, nhà tập trung, ông Serrano nói.
“Tôi luôn lo ngại rằng, một sáng nào đó tôi thức dậy và thấy người ta phá bỏ các tòa nhà cổ quý báu của chúng ta,” ông nói.
“Tôi không biết có cách nào để chúng ta có được một tấm bảng tưởng niệm. Họ không muốn làm nó trở nên quan trọng,” ông nói, và thêm rằng một trong những lý do là sự nhạy cảm vì sinh viên Nhật cũng đang theo học tại trường.
Bà Betty Barr, từng bị giam tại trại Lunghwa năm 1943 lúc mới 10 tuổi cùng với cha là nhà truyền giáo Scotland, mẹ người Mỹ và anh trai.
Ký ức sống động nhất của bà là những mùa hè cháy da, mùa đông lạnh cóng và nỗi ám ảnh về lương thực.
“Tôi đủ lớn để nhận biết chuyện gì đang xảy ra. Tôi không nghĩ đó là chuyến dã ngoại,” Bà Barr nay 80 tuổi, nói khi trở lại thăm trại tập trung.
Bà vẫn cảm thấy có lỗi khi nhớ lại bà đã húp một ngụm sữa bò được lấy từ bò nuôi của trại, khi bà cầm ca sữa đến cho anh trai trong bệnh viện.
“Ba tôi được làm quản lý bếp, nhưng ông không được phép luộc một quả trứng” bà nói.
Nhật Bản đã dựng lên 20 trại tập trung giam giữ khoảng 14,000 người tại Trung Quốc và Hong Kong, lúc đó là thuộc địa Anh, theo Greg Leck, tác giả cuốn Captives of Empire, nói về sự giam giữ quân nhân Đồng minh của Nhật từ 1941 đến 1945.
Thượng Hải, thành phố thương mại quốc tế, nơi các công dân hải ngoại được hưởng những đặc quyền pháp lý và lối sống thoải mái trong khu vực “tô giới” nước ngoài, có 12 trại.
“Đói kém và suy dinh dưỡng, nhiều hơn bất cứ điều gì khác, làm cho tình hình càng trở nên nghiêm trọng”, ông nói. “Nhân viên y tế phải đối mặt với nhiều loại bệnh tật khác nhau. Tình hình càng trầm trọng hơn do thiếu quần áo, nơi ở tồi tàn, vệ sinh kém, quá đông đúc và những căng thẳng liên quan đến việc giam giữ.”
Ở một quy mô lớn hơn, Nhật Bản đã giam giữ thường dân và tù nhân chiến tranh tại 176 trại trong nước Nhật và 500 trại tại các lãnh thổ chiếm đóng trong chiến tranh. Nhật cũng chịu trách nhiệm về khoảng 30 triệu sinh mạng người châu Á, bao gồm Trung Quốc, nghiên cứu của ông cho biết.
Nhiều cựu trại viên Trung Quốc nhìn nhận vụ việc trại tập trung Đế chế Mặt trời vượt quá sự thật, nhiều miêu tả không xác thực và có cảm nghĩ rằng nhà văn Ballard đã lấy đi câu chuyện thuộc về họ.
“Điều làm cho nhiều cựu trại viên tức giận là nhân vật anh hùng Jim, ngưỡng mộ người Nhật,” bà Barr, người biết về nhà văn Ballard nói. “Tôi không quan tâm về điều đó nhưng cảm thấy vài điều ông ấy viết không liên hệ đến thực tế. Bộ phim lại càng xa thực tế hơn.”
Nhà văn Ballard qua đời năm 2009, viết trong tự truyện Miracles of Life (Phép lạ Cuộc đời), cho biết: “Một vài sự kiện mà tôi mô tả là tưởng tượng, nhưng Empire of the Sun (Đế chế Mặt trời) là cuốn tiểu thuyết được viết dựa trên những trải nghiệm thực sự, những gì do chính tôi trải qua hoặc những trại viên khác kể cho tôi.”
Cuốn tiểu thuyết ra đời 40 năm sau khi sự kiện xảy ra, nhưng tác giả giải thích: “phải mất 20 năm để quên Thượng Hải và 20 năm nhớ về nó.” AFP

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét