Người Công giáo tại các nước đang phát triển ủng hộ Giáo hội, trong khi những nơi khác không đồng ý với giáo huấn của Giáo hội về một số vấn đề
Tags: Bất đồng, khảo sát, người Công giáo
Michelle Boorstein and Peyton M. Craighill cho the Washington Post
Theo kết quả thăm dò công bố hôm Chủ Nhật của Mạng lưới tiếng Tây Ban Nha tại Mỹ là Univision, hầu hết người Công giáo trên thế giới không đồng ý với giáo huấn của Giáo hội về ly dị, phá thai, ngừa thai, và hiện đang có ý kiến khác biệt về việc liệu phụ nữ và nam giới đã lập gia đình có được làm linh mục. Về hôn nhân đồng tính, hai phần ba tín hữu Công giáo được hỏi đồng tình với lãnh đạo giáo hội.
Tuy nhiên, nhìn chung cuộc thăm dò hơn 12,000 người Công giáo tại 12 quốc gia cho thấy một Giáo hội đang chia rẽ đáng kể: các nước đang phát triển ở châu Phi và châu Á bám sát giáo huấn về những vấn đề này, trong khi các nước phương Tây ở châu Âu, Bắc Mỹ và vài phần châu Mỹ Latin lại ủng hộ mạnh mẽ các hành vi giáo huấn Giáo hội dạy là vô đạo đức.
Sự bất đồng rộng lớn về học thuyết Công giáo trong vấn đề phá thai, ngừa thai và sự khác biệt giữa các vùng địa cầu đặt ra thách đố cho triều đại Đức Giáo Hoàng Phanxicô và sự hiệp nhất ngài đang nỗ lực.
Kết quả khảo sát:
19 phần trăm người Công giáo tại các nước châu Âu và 30 phần trăm tại các nước châu Mỹ Latin đồng ý với giáo huấn của Giáo hội về những người đã ly dị và tái kết hôn với người ngoài Giáo hội không được rước lễ, so với 75 phần trăm ở hầu hết các nước Công giáo châu Phi.
30 phần trăm người Công giáo tại các nước châu Âu và 36 phần trăm tại Mỹ đồng ý với Giáo hội về việc không phong chức linh mục cho nữ giới, so với 80 phần trăm tại châu Phi và 76 phần trăm tại Philippines, quốc gia có dân số Công giáo lớn nhất tại châu Á.
40 phần trăm người Công giáo tại Mỹ phản đối hôn nhân đồng tính, so với 99 phần trăm tại châu Phi.
Cuộc khảo sát do tổ chức Bendixen & Amandi International cho Mạng lưới Univision thực hiện không bao gồm tất cả người Công giáo khắp mọi nơi. Khảo sát chỉ tập trung vào 12 nước tại các châu lục với những nước có dân số Công giáo nhiều nhất thế giới. Các nước này đại diện cho hơn sáu phần mười người Công giáo toàn cầu.
“Đây là cuộc khảo sát mang tính cân bằng. Khảo sát nhắm vào hai đối tượng có xu hướng ngày càng khác biệt. Giáo hội đã mất đi khả năng dạy dỗ những gì người ta nên làm,” ông Ronald Inglehart, chủ tịch sáng lập World Values Survey (Khảo sát Giá trị Thế giới), một dự án nghiên cứu toàn cầu đang thực hiện, cho biết.
“Ngay thời điểm hiện tại, các nước kém phát triển đang sống đúng với các giá trị cũ, thậm chí đang dần xói mòn. Đức Giáo Hoàng Phanxicô không muốn để mất tính chính đáng của sự giáo huấn chặt chẽ,” ông nói thêm.
Sau khi được bầu làm giáo hoàng 11 tháng trước đây, Đức Phanxicô dường như ngay lập tức nắm bắt được ý nghĩa sự chia rẽ trong 1,2 tỷ người Công giáo trên thế giới. Ngài đã chọn ngôn từ không mang tính phân biệt, giảm nhẹ tầm quan trọng phẩm trật và cảnh báo Giáo hội tự đóng mình trong những “đầu óc hạn hẹp của lề luật”. Cuộc khảo sát cũng phản ánh những khám phá trong các kết quả mới là đại đa số người Công giáo đánh giá cao cách thức tiếp cận của Đức Giáo Hoàng.
Nguồn: Washington Post
Số liệu khảo sát ở đây
Tuy nhiên, nhìn chung cuộc thăm dò hơn 12,000 người Công giáo tại 12 quốc gia cho thấy một Giáo hội đang chia rẽ đáng kể: các nước đang phát triển ở châu Phi và châu Á bám sát giáo huấn về những vấn đề này, trong khi các nước phương Tây ở châu Âu, Bắc Mỹ và vài phần châu Mỹ Latin lại ủng hộ mạnh mẽ các hành vi giáo huấn Giáo hội dạy là vô đạo đức.
Sự bất đồng rộng lớn về học thuyết Công giáo trong vấn đề phá thai, ngừa thai và sự khác biệt giữa các vùng địa cầu đặt ra thách đố cho triều đại Đức Giáo Hoàng Phanxicô và sự hiệp nhất ngài đang nỗ lực.
Kết quả khảo sát:
19 phần trăm người Công giáo tại các nước châu Âu và 30 phần trăm tại các nước châu Mỹ Latin đồng ý với giáo huấn của Giáo hội về những người đã ly dị và tái kết hôn với người ngoài Giáo hội không được rước lễ, so với 75 phần trăm ở hầu hết các nước Công giáo châu Phi.
30 phần trăm người Công giáo tại các nước châu Âu và 36 phần trăm tại Mỹ đồng ý với Giáo hội về việc không phong chức linh mục cho nữ giới, so với 80 phần trăm tại châu Phi và 76 phần trăm tại Philippines, quốc gia có dân số Công giáo lớn nhất tại châu Á.
40 phần trăm người Công giáo tại Mỹ phản đối hôn nhân đồng tính, so với 99 phần trăm tại châu Phi.
Cuộc khảo sát do tổ chức Bendixen & Amandi International cho Mạng lưới Univision thực hiện không bao gồm tất cả người Công giáo khắp mọi nơi. Khảo sát chỉ tập trung vào 12 nước tại các châu lục với những nước có dân số Công giáo nhiều nhất thế giới. Các nước này đại diện cho hơn sáu phần mười người Công giáo toàn cầu.
“Đây là cuộc khảo sát mang tính cân bằng. Khảo sát nhắm vào hai đối tượng có xu hướng ngày càng khác biệt. Giáo hội đã mất đi khả năng dạy dỗ những gì người ta nên làm,” ông Ronald Inglehart, chủ tịch sáng lập World Values Survey (Khảo sát Giá trị Thế giới), một dự án nghiên cứu toàn cầu đang thực hiện, cho biết.
“Ngay thời điểm hiện tại, các nước kém phát triển đang sống đúng với các giá trị cũ, thậm chí đang dần xói mòn. Đức Giáo Hoàng Phanxicô không muốn để mất tính chính đáng của sự giáo huấn chặt chẽ,” ông nói thêm.
Sau khi được bầu làm giáo hoàng 11 tháng trước đây, Đức Phanxicô dường như ngay lập tức nắm bắt được ý nghĩa sự chia rẽ trong 1,2 tỷ người Công giáo trên thế giới. Ngài đã chọn ngôn từ không mang tính phân biệt, giảm nhẹ tầm quan trọng phẩm trật và cảnh báo Giáo hội tự đóng mình trong những “đầu óc hạn hẹp của lề luật”. Cuộc khảo sát cũng phản ánh những khám phá trong các kết quả mới là đại đa số người Công giáo đánh giá cao cách thức tiếp cận của Đức Giáo Hoàng.
Nguồn: Washington Post
Số liệu khảo sát ở đây
Các tin bài khác
- Chuẩn y án phong thánh tử đạo Feb 12, 2014
- Dòng Đạo Binh Chúa Kitô chính thức tố cáo người sáng lập Maciel Feb 10, 2014
- Nữ hoàng Elizabeth sẽ viếng thăm Đức Thánh cha Phanxicô vào ngày 3-4 Feb 06, 2014
- Sứ điệp mùa Chay của Đức Giáo Hoàng: Quảng đại với người nghèo Feb 04, 2014
- Chính quyền Trung Quốc biến người Công giáo thành 'nô lệ' Feb 02, 2014
- Đức Giáo Hoàng kêu gọi vai trò phụ nữ lớn hơn trong Giáo hội Jan 29, 2014
- Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi cảm thông và liên đới trong truyền thông Jan 27, 2014
- Đức Thánh Cha xem xét thăm Hàn Quốc, Philippines và Sri Lanka Jan 24, 2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét