“Tôn Giáo đang lan rộng nhanh chóng," một nhà hoạt động nói
Tags: giáo hội thầm lặng, kiểm soát, quấy nhiễu, Tập Cận Bình, Trung Quốc
Michael Sainsbury từ Bangkok
Bộ phận tuyên truyền khổng lồ của đảng Cộng sản Trung Quốc tuần trước kiểm soát những tin tức về việc cử hành lễ Phục Sinh của giáo hội thầm lặng ở Bắc Kinh và cấm đưa tin về hoạt động công khai của Hội Thánh Tin Lành Shouwang.
Trong khi Shouwang đã là mục tiêu của chính phủ trong nhiều năm qua, động thái mới nhất chống lại giáo hội thầm lặng là một phần của cuộc đàn áp rộng lớn hơn lên các tổ chức bất đồng chính kiến kể từ khi lãnh đạo Tập Cận Bình lên nắm quyền vào cuối năm 2012. Chính phủ mới này đang nhắm đến bất kỳ tổ chức bị coi là một mối đe dọa cho chính sách của đảng Cộng sản Trung Quốc .
“Hiện tại có hàng ngàn nhà thờ tại gia ở Bắc Kinh, với các cộng đoàn khác nhau, từ một vài người cho đến hàng ngàn thành viên,” Xu Yonghai, một nhà hoạt động Kitô giáo tại Bắc Kinh cho biết.
Xu nói với ucanews.com rằng các thành viên của các giáo hội Kitô giáo không đăng ký thường tránh né giáo hội quốc doanh, vì những người này thường xuyên tiếp tay cho chính quyền Trung Quốc trong các vụ đàn áp “giáo hội thầm lặng của họ trong những năm 1950.”
Shouwang là một trong những “giáo hội chính của hội thánh tại gia” không đăng ký lớn nhất và nổi bật nhất của thành phố – thường chia các nhóm nhỏ quy tụ những nơi riêng biệt để cử hành việc thờ phượng. Có những “giáo hội chính thức” – Công giáo và Tin Lành – hoạt động dưới sự bảo trợ của chính phủ nhưng số người thuộc giáo hội thầm lặng thì lớn hơn nhiều.
Những tuần trước Giáng Sinh năm 2009, Giáo hội Shouwang đã bất ngờ bị đuổi ra khỏi nhà riêng trong khi họ đang cử hành thờ phượng và ngay sau đó chủ nhà phải giải tán vì bị áp lực từ chính quyền. Hơn 500 thành viên của giáo hội sau đó tụ tập công khai trước cổng phía đông của công viên Haidian.
Bắc Kinh là một thành phố có môi trường khắc nghiệt, mùa đông thủy ngân kế có thể giảm xuống -4 độ F, còn mùa hè tăng lên 104 độ F làm cho môi trường thiếu độ ẩm. Đó là một buổi sáng vào năm 2009 cơn bão tuyết đã kéo đến sớm nhất và tuyết rơi dày đặc nhất kể từ năm 1949.
Kể từ khi bị trục xuất, Giáo hội Shouwang đã thường xuyên đăng thư ngỏ trên chinaaid.org – một tổ chức viện trợ của Mỹ cho các Kitô hữu Trung Quốc – công bố số lượng hoạt động công khai, họ đã tổ chức và phản đối việc cư xử của chính quyền địa phương, mới nhất vào ngày 27 tháng 3.
Trong một lá thư được công bố trực tuyến ngày 13 tháng 8, Hội thánh Shouwang nói rằng trong khi cử hành nghi thức tôn giáo, hai ngày trước đó ít nhất có 38 thành viên đã bị bắt giữ.
“Điều thực sự buồn cho chúng tôi khi nghe một em gái bị đối xử thô bạo bởi một phó [công an] lãnh đạo… đã bóp cổ và kéo tóc em. Chị em của chúng tôi bình tĩnh đối mặt với cách ứng xử thô bạo như vậy, và đã tha thứ cho người đàn ông này nhờ ân sủng của Thiên Chúa ,” bức thư viết.
Bị từ chối các giấy phép cần thiết để thuê hoặc xây dựng một nhà thờ, Shouwang đã tiếp tục cử hành việc thờ phượng công khai. Hội thánh đã tổ chức gần 200 lần sinh hoạt tôn giáo ngoài trời, cho dù mưa hay nắng. Mặc dù chính quyền rất khắt khe với hoạt động công khai nhưng họ vẫn kiên quyết quy tụ.
Cụ thể tại thủ đô, các thành viên thuộc giáo hội thầm lặng thường bị khuấy nhiễu vì sự thay đổi chính trị ở Trung Quốc. Gần đây báo cáo cho hay, đã xuất hiện các thành viên của một số cộng đoàn bị sách nhiễu và các thành viên bị bắt giữ.
“Hội thánh tại gia của tôi chưa bao giờ có các thành viên bị bắt trong suốt 25 năm qua, nhưng nó đã xảy ra dưới chế độ mới”, Xu nói. “17 trong số 20 thành viên, bị bắt và tạm giam trên một tháng hồi Giêng vừa qua.”
Không chỉ là giáo hội thầm lặng nhưng các thành viên của giáo hội quốc doanh hiện đang bị theo dõi bởi chính phủ.
Địa hạt Nanle, tỉnh Hà Nam, mục sư Zhang Shaojie của Phong trào Yêu nước Tam tự đã bị bắt vào ngày 16 tháng 11 vì đã “tập hợp một đám đông để gây rối trật tự công cộng”. Luật sư và nhà hoạt động dân sự Bắc Kinh Xu Zhiyong gần đây đã bị kết án cùng một tội và bị kết án bốn năm tù.
Phiên tòa của Zhang đã bị đình chỉ vô thời hạn vào ngày 16 tháng 4. Tòa án bắt giữ luật sư Zhang Zhao Yonglin và Liu Weiguo người tuyên bố chống, tòa án là không thể chấp nhận vì họ có thể đã bị ép buộc hoặc bị tra tấn. Các luật sư đã yêu cầu các nhân chứng xác nhận danh tánh. Một thông cáo báo chí từ gia đình của mục sư cho biết tòa án đã đe dọa đình chỉ giấy phép hành nghề. Zhang đã từ chối các luật sư bào chữa cho mình, tin rằng điều đó có lợi cho họ.
Tại tỉnh Chiết Giang mâu thuẫn giữa Hội thánh Sanjiang và chính quyền địa phương vẫn tiếp tục, theo tin tức của ucanews.com. Một lá thư của tác giả “Kitô hữu ở Ôn Châu”, một thành phố trong tỉnh, lên án kế hoạch của chính phủ phá hủy một nhà thờ của giáo đoàn vừa xây dựng xong, trước đó đã có sự chấp thuận chính quyền.
“Các anh chị em thuộc nhà thờ này và anh chị em từ những nơi khác nhau ở Ôn Châu, đã đến để hỗ trợ, và họ đã ca hát, cầu nguyện và tụ họp trong khuôn viên nhà thờ gần một tháng. Trong số đó, họ đã thay phiên nhau canh giữ trên 24 giờ hàng ngày,” bức thư viết.
Xu nói rằng cho dù cho chính phủ đàn áp và quấy nhiễu, thì cuối cùng đức tin sẽ thắng.
“Tôn giáo đang lan rộng nhanh chóng ở Trung Quốc. Mọi người cần niềm tin và ý thức hệ đang bị triệt tiêu, ngay cả các thành viên [đảng Cộng sản] cũng không tin vào chủ nghĩa Cộng sản của họ”, Xu nói.
Michael Sainsbury một nhà báo và nhà bình luận tại Bangkok
Trong khi Shouwang đã là mục tiêu của chính phủ trong nhiều năm qua, động thái mới nhất chống lại giáo hội thầm lặng là một phần của cuộc đàn áp rộng lớn hơn lên các tổ chức bất đồng chính kiến kể từ khi lãnh đạo Tập Cận Bình lên nắm quyền vào cuối năm 2012. Chính phủ mới này đang nhắm đến bất kỳ tổ chức bị coi là một mối đe dọa cho chính sách của đảng Cộng sản Trung Quốc .
“Hiện tại có hàng ngàn nhà thờ tại gia ở Bắc Kinh, với các cộng đoàn khác nhau, từ một vài người cho đến hàng ngàn thành viên,” Xu Yonghai, một nhà hoạt động Kitô giáo tại Bắc Kinh cho biết.
Xu nói với ucanews.com rằng các thành viên của các giáo hội Kitô giáo không đăng ký thường tránh né giáo hội quốc doanh, vì những người này thường xuyên tiếp tay cho chính quyền Trung Quốc trong các vụ đàn áp “giáo hội thầm lặng của họ trong những năm 1950.”
Shouwang là một trong những “giáo hội chính của hội thánh tại gia” không đăng ký lớn nhất và nổi bật nhất của thành phố – thường chia các nhóm nhỏ quy tụ những nơi riêng biệt để cử hành việc thờ phượng. Có những “giáo hội chính thức” – Công giáo và Tin Lành – hoạt động dưới sự bảo trợ của chính phủ nhưng số người thuộc giáo hội thầm lặng thì lớn hơn nhiều.
Những tuần trước Giáng Sinh năm 2009, Giáo hội Shouwang đã bất ngờ bị đuổi ra khỏi nhà riêng trong khi họ đang cử hành thờ phượng và ngay sau đó chủ nhà phải giải tán vì bị áp lực từ chính quyền. Hơn 500 thành viên của giáo hội sau đó tụ tập công khai trước cổng phía đông của công viên Haidian.
Bắc Kinh là một thành phố có môi trường khắc nghiệt, mùa đông thủy ngân kế có thể giảm xuống -4 độ F, còn mùa hè tăng lên 104 độ F làm cho môi trường thiếu độ ẩm. Đó là một buổi sáng vào năm 2009 cơn bão tuyết đã kéo đến sớm nhất và tuyết rơi dày đặc nhất kể từ năm 1949.
Kể từ khi bị trục xuất, Giáo hội Shouwang đã thường xuyên đăng thư ngỏ trên chinaaid.org – một tổ chức viện trợ của Mỹ cho các Kitô hữu Trung Quốc – công bố số lượng hoạt động công khai, họ đã tổ chức và phản đối việc cư xử của chính quyền địa phương, mới nhất vào ngày 27 tháng 3.
Trong một lá thư được công bố trực tuyến ngày 13 tháng 8, Hội thánh Shouwang nói rằng trong khi cử hành nghi thức tôn giáo, hai ngày trước đó ít nhất có 38 thành viên đã bị bắt giữ.
“Điều thực sự buồn cho chúng tôi khi nghe một em gái bị đối xử thô bạo bởi một phó [công an] lãnh đạo… đã bóp cổ và kéo tóc em. Chị em của chúng tôi bình tĩnh đối mặt với cách ứng xử thô bạo như vậy, và đã tha thứ cho người đàn ông này nhờ ân sủng của Thiên Chúa ,” bức thư viết.
Bị từ chối các giấy phép cần thiết để thuê hoặc xây dựng một nhà thờ, Shouwang đã tiếp tục cử hành việc thờ phượng công khai. Hội thánh đã tổ chức gần 200 lần sinh hoạt tôn giáo ngoài trời, cho dù mưa hay nắng. Mặc dù chính quyền rất khắt khe với hoạt động công khai nhưng họ vẫn kiên quyết quy tụ.
Cụ thể tại thủ đô, các thành viên thuộc giáo hội thầm lặng thường bị khuấy nhiễu vì sự thay đổi chính trị ở Trung Quốc. Gần đây báo cáo cho hay, đã xuất hiện các thành viên của một số cộng đoàn bị sách nhiễu và các thành viên bị bắt giữ.
“Hội thánh tại gia của tôi chưa bao giờ có các thành viên bị bắt trong suốt 25 năm qua, nhưng nó đã xảy ra dưới chế độ mới”, Xu nói. “17 trong số 20 thành viên, bị bắt và tạm giam trên một tháng hồi Giêng vừa qua.”
Không chỉ là giáo hội thầm lặng nhưng các thành viên của giáo hội quốc doanh hiện đang bị theo dõi bởi chính phủ.
Địa hạt Nanle, tỉnh Hà Nam, mục sư Zhang Shaojie của Phong trào Yêu nước Tam tự đã bị bắt vào ngày 16 tháng 11 vì đã “tập hợp một đám đông để gây rối trật tự công cộng”. Luật sư và nhà hoạt động dân sự Bắc Kinh Xu Zhiyong gần đây đã bị kết án cùng một tội và bị kết án bốn năm tù.
Phiên tòa của Zhang đã bị đình chỉ vô thời hạn vào ngày 16 tháng 4. Tòa án bắt giữ luật sư Zhang Zhao Yonglin và Liu Weiguo người tuyên bố chống, tòa án là không thể chấp nhận vì họ có thể đã bị ép buộc hoặc bị tra tấn. Các luật sư đã yêu cầu các nhân chứng xác nhận danh tánh. Một thông cáo báo chí từ gia đình của mục sư cho biết tòa án đã đe dọa đình chỉ giấy phép hành nghề. Zhang đã từ chối các luật sư bào chữa cho mình, tin rằng điều đó có lợi cho họ.
Tại tỉnh Chiết Giang mâu thuẫn giữa Hội thánh Sanjiang và chính quyền địa phương vẫn tiếp tục, theo tin tức của ucanews.com. Một lá thư của tác giả “Kitô hữu ở Ôn Châu”, một thành phố trong tỉnh, lên án kế hoạch của chính phủ phá hủy một nhà thờ của giáo đoàn vừa xây dựng xong, trước đó đã có sự chấp thuận chính quyền.
“Các anh chị em thuộc nhà thờ này và anh chị em từ những nơi khác nhau ở Ôn Châu, đã đến để hỗ trợ, và họ đã ca hát, cầu nguyện và tụ họp trong khuôn viên nhà thờ gần một tháng. Trong số đó, họ đã thay phiên nhau canh giữ trên 24 giờ hàng ngày,” bức thư viết.
Xu nói rằng cho dù cho chính phủ đàn áp và quấy nhiễu, thì cuối cùng đức tin sẽ thắng.
“Tôn giáo đang lan rộng nhanh chóng ở Trung Quốc. Mọi người cần niềm tin và ý thức hệ đang bị triệt tiêu, ngay cả các thành viên [đảng Cộng sản] cũng không tin vào chủ nghĩa Cộng sản của họ”, Xu nói.
Michael Sainsbury một nhà báo và nhà bình luận tại Bangkok
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét