Tranh chấp căng thẳng giữa Trung Quốc, Nhật, Mỹ và bây giờ là Hàn Quốc
Tags: tranh chấp, vùng xác định phòng không
Linh mục William Grimm MM từ Tokyo, Nhật Bản
Trung Quốc mở rộng vùng xác định phòng không, đưa đến cuộc tranh chấp với Nhật đang ngày càng trở nên tồi tệ, và không có dấu hiệu cho thấy sự thuyên giảm. Các quan sát viên thậm chí suy nghĩ về việc không thể nghĩ ra – xung đột vũ trang giữa hai nước. Và xung đột như vậy sẽ rất khó lường.
Như đã được chứng kiến, hai máy bay ném bom B-52 bay qua không phận Trung Quốc tuyên bố kiểm soát, người Mỹ thể hiện sự thắt chặt mối quan hệ với đồng minh Nhật thân cận qua sự kiện xung đột. Và bây giờ, Hàn Quốc mở rộng vùng xác định phòng không chồng lấn lên vùng hai nước đang tranh chấp.
Do đâu mà dẫn đến điều này? Mặc dù, các vấn đề làm cơ sở cho cuộc khủng hoảng ít nhất đã tồn tại từ khi kết thúc cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, cho đến gần đây nó không phải là nguyên nhân gây bất hòa. Trung Quốc tuyên bố một số đảo nhỏ không có người ở thuộc về họ và Nhật bản cũng đã tuyên bố tương tự.
Trong thực tế, những quần đảo này thuộc sở hữu tư nhân của một số người Nhật. Thay vì làm cho nó trở nên vấn đề nghiêm trọng, mỗi nước đơn giản bỏ qua cho nhau. Tuy nhiên, khám phá mới đây cho thấy có thể ở dưới vùng biển nằm gần những hòn đảo của hai nước có nhiều mỏ dầu khí, điều này đã khiến cả hai nước quan tâm đến việc chủ quyền.
Và rồi, một trong những đường phân chia ranh giới của Nhật được đưa vào bản đồ. Shintaro Ishihara là một nhà chính trị đứng đắn đã từng là thống đốc của Tokyo gần 13 năm. Ông đã làm ra một báo cáo thể hiện thái độ yêu nước cực đoan chống lại người nước ngoài ở trong cũng như ngoài nước Nhật. Ông dường như vui thích trong việc làm người khác bực mình.
Năm ngoái, ông tuyên bố rằng ông sẽ sắp xếp cho chính quyền thành phố Tokyo mua những hòn đảo từ những chủ sở hữu đó, để đảm bảo chủ quyền của Nhật trên những hòn đảo này. Một tình huống đã xảy ra có lẽ là “bạn nói rằng những hòn đảo này là của bạn, chúng tôi nói rằng chúng là của chúng tôi, nhưng chúng không đáng để tranh cãi”, nhưng ngược lại bên nào cũng muốn là của mình.
Chính phủ Trung Quốc đã thúc đẩy một tinh thần yêu nước với sự thù hận, bằng việc nhấn mạnh sự xâm lược đất nước họ bởi thực dân Châu Âu, Nhật Bản và “quyền bá chủ” của Mỹ. Điều này có lợi là kích động tinh thần đấu tranh dân tộc cho người dân Trung Quốc với các thành phần khác nhau, những người có khuynh hướng làm chủ dân tộc của họ và những người đang ngày càng thất vọng với ý thức hệ và việc thực thi của đảng cầm quyền. Việc xâm chiếm của nước ngoài và sự bất công, cổ xưa hay hiện đại, thực hay ảo, là những cách dễ dàng đánh lạc hướng những người dân trong nước.
Vì vậy, chính phủ Trung Quốc không thể bỏ qua hành động làm mất mặt của Ishihara. Cho dù lãnh đạo Trung Quốc quan tâm đến các đảo hay không, thì không thể chấp nhận sự xâm lược của Nhật, một kẻ thù lịch sử. Việc thỏa thuận có thể kích động một phản ứng trong nước không thể kiểm soát được.
Cũng vậy, Nhật phải đối mặt với vấn đề mất danh dự. Một đất nước bị trượt dốc trong khi đã từng là “số một” là một cường quốc của thế giới. Tuy nhiên, cũng giống như bong bóng nổ, Nhật Bản dường như sẵn sàng để cạnh tranh với Mỹ ít nhất về mặt kinh tế.
Nhật Bản đã bị làm nhục khi thấy đất nước của họ trở thành một nước đứng trên sân khấu thế giới. Đặc biệt là vị trí của họ đã bị Trung quốc nắm giữ, một đất nước mà đã luôn luôn được coi là một người hàng xóm lạc hậu. Chính phủ Nhật Bản buộc phải đưa ra một hoạch địch chống lại Trung Quốc để không bị coi là nước yếu kém.
Vì vậy, chúng ta có hai quốc gia có lẽ muốn những hòn đảo này sẽ chìm trong biển và để kết thúc cuộc tranh chấp, nhưng mà vì danh dự nên họ đã không chịu lùi bước. Nó có thể là một trò chơi.
Mặc dù đáng lo ngại khi những người đứng đầu có lẽ biết họ đang chơi một trò chơi trong khi vẫn cố gắng tìm cách nào đó để giảm thiểu sự mất danh dự cho mỗi bên, nhưng những người dân của họ có thể không ý thức được rằng đây là một trò chơi.
Trong những năm 1930, binh lính Nhật tại Trung Quốc bị mê hoặc bởi các lời tuyên bố yêu nước cực đoan và chống lại ước muốn của chính phủ nhân tố kích động các sự kiện trong chiến tranh khắp Á Châu. Thời gian này, có nhiều khả năng một số phi công Trung Quốc khơi dậy tinh thần yêu nước căm thù giặc sẽ gây ra mối họa cho toàn thế giới.
Tôi hy vọng rằng khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho xuất kích máy bay chiến đấu vì một số máy bay Nhật (hoặc Mỹ hoặc Hàn Quốc) đã “vi phạm” không phận, họ nhớ hủy bỏ tên lửa dước cánh máy bay.
Linh mục William Grimm chịu trách nhiệm xuất bản của ucanews.com, sống tại Tokyo.
Các tin bài khác
- Uống cà phê, đàm luận và xưng tội nhân dịp Giáng sinh Dec 20, 2013
- Các nạn nhân bão lũ được hỗ trợ dịp lễ Giáng Sinh truyền thống Dec 16, 2013
- Liệu Đức Giáo Hoàng có quá bộc trực? Dec 15, 2013
- Đã đến lúc cần suy nghĩ lại vấn đề hạn chế sinh đẻ Dec 13, 2013
- Tu sĩ Phật giáo Campuchia công khai ủng hộ nhân quyền Dec 12, 2013
- Phụng vụ bị đánh mất ý nghĩa khi chuyển ngữ Dec 08, 2013
- Thuật trừ tà man rợ của người Afghanistan Dec 08, 2013
- Đức Thánh cha Phanxicô mở toang những cánh cửa Giáo hội Dec 02, 2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét