Trang

Nhãn

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

AI LÀ SIÊU LỪA? (ttxva.org)

NGUYENHUYDUNG-KIEN-TAM

1. PHẦN 1:

Bạn có tin, cả năm trời, CEO hay ông chủ của Vietinbank và hai nạn nhân Navibank (Đặng Thành Tâm) và ACB (Nguyễn Đức Kiên) không một lần chạm mặt nhau hay không một lần điện đàm không?
Bạn có tin, có một ngân hàng nào mà việc lưu thông của dòng tiền lên đến 4 ngàn tỷ mà lãnh đạo hòan tòan không biết không?
Nếu không tin thì hãy đọc tiếp entry này. Bởi nền móng cho lập luận bị lừa hay không bị lừa, phần lớn nằm ở câu trả lời.
Tóm tắt vụ án lừa đảo (tạm gọi theo tội danh tại tòa) như sau:
Như- do vay nóng với lãi xuất cực cao của tín dụng đen để chơi chứng khóan, đã đổ nợ và tìm cách lừa đảo bằng cách rất thông dụng, sơ khai mà bạn thường gặp ở tín dụng đen: đem tiền của người sau trả lãi cho người trước, cho đến khi…cụt vốn và đi tù. Át chủ bài ở đây là đánh vào long tham cố hữu của con người.
Cái khác duy nhất của Như với tín dụng đen là: Ở tín dụng đen, người bị hại do dốt nát mà đem trứng gửi cho ác. Còn 12 nạn nhân (tính theo cáo trạng) đang đứng trước tòa kia, không là bậc thầy của Như về nghiệp vụ chuyên môn thì cũng là sư phụ Như trong lĩnh vực kinh doanh. Nói cách khác, chẳng lừa thiên hạ thì thôi, ở đấy mà bị lừa.

Có một chi tiết cần nói ra để bạn phân biệt. Tiền gửi vào ngân hàng của khách được phân ra làm 2 dòng: dòng gửi tiết kiệm, lãi suất được niêm yết công khai và tiền gửi được bảo hiểm (một phần) từ quỹ phòng rủi ro. Ngân hàng hưởng chênh lệch vay-cho vay.
Dòng thứ hai là ủy thác cho ngân hàng đem tiền của mình đi đầu tư. Ở dòng này, ngòai lãi suất thỏa thuận theo từng hợp đồng thì khách hàng còn buộc phải chịu những rủi ro, lời ăn lỗ chịu. Tất cả 12 nạn nhân nằm trong dòng tiền này.
Beo lại hỏi tiếp bạn câu thứ ba: bạn tin, vào thời điểm kinh tế suy thóai như những năm 2010,2011, những ông bà chủ có sạn có sỏi trong đầu trên thương trường, mà lại tin tưởng vào những phi vụ làm ăn siêu lợi nhuận của Vietinbank, để đến nỗi bị một con nhóc nó lừa? hay bạn tin vào giả thuyết của Beo, cố tình để bị lừa, kiếm lợi trong lúc làm ăn quá khó khăn.

2.  PHẦN 2:

*** Beo nói về khỏan tiền ủy thác từ các ngân hàng trước.
Việc “buôn tiền” lẫn nhau giữa các ngân hàng, cho đến giờ phút này chưa có bất cứ văn bản cấm chính thức nào của ngân hàng nhà nước.
Việc ôm tiền đến Vietinbank của các ngân hàng nạn nhân, không phải là việc mờ ám bí mật, tất cả đều thực thi theo nghị quyết của hội đồng quản trị ngân hàng ấy.
Tòan bộ số tiền ủy thác đều gửi chính xác vào tài khỏan chính thức của ngân hàng Vietinbank.
Tiền gửi đủ 24h là ngân hàng đã buộc phải trả lãi suất. Nói từ phía khác, trong 24h ấy ngân hàng phải kinh doanh, từng đồng một, khỏan tiền gửi, tạo ra lãi để hưởng chênh lệch. Và 4 ngàn tỷ kia, từng khỏan một, nằm bao lâu trong mục báo có (từ tài chính) của Vietinbank, trước khi nó được hô biến. (Beo chưa nói đến việc nó hô biến vào túi ai).
Bạn có tin rằng: HĐ QT của Vietinbank suốt một thời gian dài không hề hay biết việc các ngân hàng (tầm cỡ từ lớn tới rất lớn) kia đang ăn chênh lệch tỉ giá từ nhà mình, đang kiếm ăn trên lưng mình?
Và đến đọan này, thì bạn có còn tin rằng Vietinbank, không hưởng lợi do lừa đảo mà có hay, vô can trước các nạn nhân hay không?
*** Giờ nói đến những nạn nhân không phải ngân hàng.
Bản chất quan hệ đối tác Vietinbank- nhóm nạn nhân này và nhóm ngân hàng là như nhau.
Việc phá vỡ hợp đồng, chuyển từ dòng tiền ủy thác sang dòng tiền tiết kiệm hàng trăm tỉ đồng để rút tiền mặt ra khỏi ngân hàng, chóng vánh đơn giản và chỉ cần một nhân viên cấp phó phòng thực hiện một sáng một chiều, nó bày ra một sự khủng khiếp theo hướng khác: với cung cách quản lí ngân hàng theo kiểu Vietinbank, việc rửa những khỏan tiền khổng lồ từ tham nhũng, từ buôn bán ma túy, buôn lậu…thành tiền sạch, là quá ư dễ dàng.

3.  PHẦN 3:

Phần 1, Beo đã viết về bên nguyên. Phần 2, bên bị. Trước khi viết tiếp về nhân vật chính của vở diễn hay nhất thập kỉ Huyền Như và chỉ ra ai mới thực sự là siêu lừa, Beo post lại vài trao đổi trên facebook. Lí do: một số bạn có lẽ không chơi fb nên email cho Beo những tranh luận tương tự.
HƯNG ĐINH THẾ “Việc “buôn tiền” lẫn nhau giữa các ngân hàng, cho đến giờ phút này chưa có bất cứ văn bản cấm chính thức nào của ngân hàng nhà nước”.Em có thắc mắc là ngân hàng nhà nước có thông tư 04 cấm ủy thác cho cá nhân chị ạ. Theo đó, chỉ có các ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính vi mô, chi nhánh ngân hàng nước ngoài… được quyền đem vốn đến ngân hàng ủy thác. Riêng cá nhân có vốn không được ủy thác tại các ngân hàng. Theo em được biết trong vụ bạn Như thì có ngân hàng ủy thác cho cá nhân đem tiền của ngân hàng cho Viettinbank vay ! như vậy là không đúng !
Beo Hồng Chị không đọc báo trong nước, thành thử không biết các vị ấy viết thế nào để Hưng hiểu là cá nhân trực tiếp mang tiền đến VTB để ủy thác. ACB ủy nhiệm cho nhân viên qua VTB ủy thác Hưng ạ. Và giả dụ (lưu ý là giả dụ) như ACB đưa tiền cho cá nhân mang đến Vietinbank gửi ủy thác thì việc vi phạm Thông tư 04 thuộc về Vietinbank.
Sau nữa, chị hỏi chú một câu nhé, chú nghĩ sao khi một ngân hàng có thiết chế chặt chẽ vào hàng nhất nước, có đội ngũ luật sư tư vấn hùng hậu và cầm đầu ACB là ông Trần Xuân Giá, lại dại dột công nhiên vi phạm luật cấm của ngân hàng nhà nước.
HƯNG ĐINH THẾ: Em nghĩ sở dĩ họ dám làm thế vì cái tên bầu Kiên theo cảm nhận của nhiều người lúc đó là 1 khái niêm tương đương với quyền lực và sức mạnh. Mặt khác chỉ hành vi đó thì ko cấu thành tội Cố ý làm trái, đen cho họ là gặp bạn Huyền Như chiếm đoạt số tiền đó mới gây hậu quả nghiêm trọng. Hơn nữa có thể họ chủ quan cho rằng quy định tại điều 106 Luật các tổ chức tín dụng: Ngân hàng có Ngân hàng thương mại được quyền ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước- Có nghĩa là luật đã cho phép. Nhưng đúng ra tinh thần của điều này là chỉ được phép ủy thác khi ngân hàng NN hướng dẫn cụ thể. Trong khi đó NHNN lại chưa hướng dẫn. Ông Giá cho rằng được làm gì những gì luật không cấm nhưng quy định 106 nói trên là cấm.
Beo Hồng Câu hỏi của chú có 3 ý. Phần về ông Nguyễn Đức Kiên, theo những gì chị biết thì giữa điều “chú nghĩ” (hình như nhiều người cũng nghĩ thế) và thực tế, là một khỏang cách khá xa. Người có quyền lực thật sự tại ACB là ông Hùng- thân phụ của bạn chủ tịch HĐ QT hiện nay.
Thứ 2, việc ACB (cũng như cả 3 ngân hàng nạn nhân) mang tiền đi ủy thác, việc chú kết tội họ “gây hậu quả nghiêm trọng”, làm ơn chỉ cho chị nạn nhân đi.
Chú quên mất một điều, đây là ngân hàng tư và số tiền bị mất là của chính họ. Nói cách khác, họ tự gây hậu quả nghiêm trọng cho chính túi tiền của mình.
Ý cuối, chính chú đã tự mẫu thuẫn về 106. Thế tóm lại 106 ấy nó cấm hay không cấm?
Đào Tuấn Em cũng đang viết từ đầu phiên tòa rồi. Nhưng có những cái không biết. Chẳng hạn cái chống lưng của nhóm cho vay nặng lãi, chẳng hạn chuyện nhà và cái thế của anh nghị sĩ. Cứ coi như là thắc mắc để chị giả nhời nhé
Beo Hồng zả nhời chi tiết xong, chú đi thăm nuôi chị ở B 34 nhé. Chị khóai ăn bún ốc, nhớ gửi vô.
Đào Tuấn Thôi, hỏi đơn giản là chuyện tham ô được chuyển sang lừa đảo thế nào. Chắc không đến nỗi B34 chị nhé
Beo Hồng Kết tội tham ô đồng nghĩa với trách nhiệm bồi hòan thuộc về Vietinbank. Còn vì sao vào giờ chót Như bị đổi từ tội danh tham ô sang lừa đảo, lọai thông tin này chắc chắn chú không thể tìm thấy ở phiên xửđâu. Tìm cách chơi thân với con gái ông chủ Vietinbank ấy, sẽ có câu trả lời.
Tran Duy Canh “Dòng thứ hai là ủy thác cho ngân hàng đem tiền của mình đi đầu tư. Ở dòng này, ngòai lãi xuất thỏa thuận theo từng hợp đồng thì khách hàng còn buộc phải chịu những rủi ro, lời ăn lỗ chịu. Tất cả 12 nạn nhân nằm trong dòng tiền này”.. Cái này em biết không chính xác. Các HĐ ủy thác chưa bao giờ được kích hoạt cả và trong đó không có bất cứ điều kiện gì để gọi là 1) lời ăn lỗ chịu; 2) mọi vấn đề liên quan đến sử dụng tiền của khách hàng trên tài khoản VTB PHẢI có sự đồng ý của họ bằng văn bản. Đó là lý do tại sao Như toàn chơi hàng giả (chữ ký và con dấu).
Beo Hồng Kích họat hợp đồng và kích họat dòng tiền vào tài khỏan là hai thao tác khác nhau. Tòan bộ việc kích họat hợp đồng là giả mạo do Như thực hiện nhưng số tiền các nạn nhân chuyển vào tài khỏan Vietinbank và nằm tại đó một thời gian trước khi Như chiếm dụng, thì Vietinbank làm sao vô can trong khỏang thời gian này. Nên nhớ, kích họat đủ 24h là coi như tiền đã mang ra lưu thông.
Nói dễ hiểu nhất: Vietinbank trong khỏang thời gian này đã kinh doanh tiền của các nạn nhân.
Tran Duy Canh “Và 4 ngàn tỷ kia, từng khỏan một, nằm bao lâu trong mục báo có (từ tài chính) của Vietinbank, trước khi nó được hô biến”. Chính xác con số nằm ở VTB là khoảng 3,400 tỷ đồng. Hơn 500 tỷ còn lại Như yêu cầu chuyển vào tài khoản của Như, cty Hoàng Khải tại Eximbank,VID Bank.
Beo Hồng 500 tỷ kia là kích họat hợp đồng đồng thời với tiền gửi. Họ chuyển vào tài khỏan đầu tư theo phụ lục HĐ nhưng HĐ chính thức vẫn là kí kết với Vietinbank.
Vu Trieu Minh Ở đâu ngân hàng cũng offer tiền gửi tiết kiệm và tiền đầu tư. Tiền đầu tư dĩ nhiên phải cao hơn lãi suất và lời ăn lỗ chiụ. Nhưng tiền vốn thì bao giờ cũng được ngân hàng bảo lãnh. Không bao giờ mất vốn cả.
Nguyễn Bảo Ngọc Chị Beo Hồng nên nghiên cứu lại hình thức uỷ thác đầu tư chỉ mất lãi chứ gốc kg mất.
Beo Hồng Kính thưa cả hai bạn thân mến, việc bảo tòan vốn trong ủy thác đầu tư phụ thuộc vào thỏa thuận lãi suất giữa hai bên. Lãi suất càng cao thì % vốn bảo tòan càng thấp và ngược lại. Bạn nghĩ nhé, cùng bảo tòan vốn, một bên lãi n%/năm và một bên cao gần gấp 10 lần/năm, thì ai còn gửi tiền theo hình thức tiết kiệm nữa.
Và cũng đừng mang thông tư 04 ra chỗ này để bắt bẻ Beo. Bởi nếu bảo tòan vốn và lãi khủng thế, ngay lập tức sẽ đẻ ra một lọat các tổ chức tín dụng có đủ tư cách pháp nhân vác tiền đi ủy thác ngân hàng, ăn trung gian của các cá nhân.
P/S: Ngân hàng Mỹ, ngay dưới bàn của bankers ấy, nó có cái box to vật, không bảo hiểm tiền gửi ủy thác, chứ không phải thông lệ quốc tế là bảo tòan vốn đâu. Tiếc là ngân hàng Mỹ không cho chụp hình, đợi Beo tìm link để dẫn chứng cho hai bạn nhé.
link đây dồi: https://www.wellsfargo.com/investing . Híc, nếu 1 trong 2 bạn có khó khăn về tiếng Anh thì nhờ anh Gúc nhé. Trình Beo chả hơn gì anh iêu ấy đâu.

4.  PHẦN 4:

Chiểu theo những gì Beo đã tìm hiểu về những vụ xử liên quan đến ngân hàng ở một số nước, phần thắng thường nghiêng về bên đỡ làm mất ổn định xã hội hơn.
Beo đủ trải nghiệm để viết ra dòng này: đừng mang bất cứ thứ gì trên thế giới văn minh ra dụng vào Việt nam.
Điều đó không đồng nghĩa với Việt nam thiếu văn minh. Bởi nếu xét trên bình diện hệ thống, thì hệ thống kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có rất đầy đủ (nhấn mạnh) các quy phạm pháp luật để điều chỉnh gần hết các hành vi vi phạm trật tự cộng đồng.
Vấn đề- cũ như trái đất- nằm ở những con người nắm quyền điều hành hệ thống đó.
Beo từng viết rằng, vụ Huyền Như hay nhất trong lịch sử tố tụng Việt chừng gần hai chục năm lại đây.
Đứng ở góc độ pháp lý, tuyệt đối chẳng có gì hay nếu không muốn nói là một vụ khá đơn giản và…nhàn hạ cho các luật sư. Kết quả cuối cùng, sau vài phiên lằng nhằng đôi co nữa, bất luận thế nào cũng chẳng làm mất ổn định xã hội Việt bởi, muốn mất, trước tiên phải có đã. 4 ngàn tỷ chứ 40 ngàn tỷ, số chết thua xa một vụ đụng xe.
Sự hay nằm ở chỗ: bản án này sẽ là tiền đề áp tội cho CEO của ACB Lý Xuân Hải- vụ xử hay nhất về pháp lý, vụ các luật sư được thỏa sức trình diễn khả năng hùng biện nếu, nó diễn ra trong môi trường xã hội mà tòa án độc lập thực sự. (chữ nếu của Beo chỗ này mang nghĩa bất khả thi).
1. Ngòai lòng tham, đặc tính bình thường hòan tòan không đáng bị lên án, bạn có biết tại sao12 đại gia kinh nghiệm thương trường đầy mình lại ôm tiền giao cho Vietinbank không?. Beo trả lời luôn nhé: vì họ tin vào uy lực ngầm của nó, nhất là khi có sự biến xảy ra.
2. Bạn đã thấy ở đâu mô hình tổ chức quân đội y như một quốc gia riêng trong một quốc gia với đầy đủ từ đòan ca múa cho đến ngân hàng, như ở ta? (câu này Beo thiển cận, ai biết xin chỉ giáo).
Bạn hãy kết nối câu 1 và 2 lại, rồi tự giải thích vì sao, một phó phòng của chi nhánh, dễ dàng lừa 12 bậc cha chú, không, bậc ông bà nội mình, đến thế.
Và cũng từ sự kết nối 1 và 2, bạn sẽ suy luận vì sao Beo chưa xếp Huyền Như vào hạng siêu lừa.

5. PHẦN 5:

*** Đặc tính nổi bật, cực kì nổi bật của người Việt là đố kị. Đương nhiên, đối tượng hàng đầu để đặc tính kia phát tác, không ai khác chính là tầng lớp giàu có.
Những người làm cách mạng vô sản tại Việt nam đã tận dụng triệt để đặc tính ghét người giàu ấy để thuyết phục quần chúng về phía mình. Những năm 50, nhằm lôi kéo nông dân, họ diệt giới địa chủ mạo danh cải cách về ruộng đất. Những năm 80, chiều lòng dân thị thành lúc này đã phát triển đông đảo, họ chuyển qua diệt giới tư bản, mạo danh sự công bằng xã hội.
Những năm 2010 này, cuộc chiến yên dân không thể dàn hàng ngang tấn công được nữa. Họ chuyển qua đánh du kích, bắn tỉa.
Chưa phát nào trượt.
*** Bản chất chuỗi vụ án đang diễn ra, nằm trong chiến thuật du kích thời mở cửa ấy.
Bạn đã nhận ra siêu lừa, hay vẫn chưa?
*** Chúng ta đang sống trong một xã hội quá thiếu vắng giới tinh hoa. Thế nên, cảm giác nó như thời ma ám quỷ làm, thời hỗn mang, là vì vậy.
Chúng ta đang gặt hái thành quả do giới cùng đinh sau một đêm, bước lên thành ông thành bà, gieo trồng.
Âu cũng là, sự trả giá!
P/S thêm cho các bạn đang chờ Beo viết về vụ H. Như: kết quả phiên này không quan trọng đâu đừng mất công luận bàn. Chờ phiên cuối.
 THEO BEO BLOG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét