Bởi TAM THÁI | Tuổi Trẻ – 7 giờ trước
Múa rồng: Bức ảnh này không rõ dấu năm tháng, nhưng nhìn con đường Charner (nay là đường Nguyễn Huệ) còn là lộ đất, hẳn rằng ảnh đã được chụp trước năm 1905, vì đến năm này Charner mới được cán đá trải nhựa. Con rồng trong ảnh dài khoảng 50m với trên 25 người múa
Chơi Tết âm lịch trên đường Charner 1902 (nay là đường Nguyễn Huệ)
Đốt pháo Tết trong một sân chùa ở Chợ Lớn 1905. Quanh chùa có xây tường bao. Bên ngoài là nhà dân, tường xây, ngói đỏ nhưng chưa có lầu. Cả vườn trầu cau, cây lá rậm rạp. Bức ảnh được chụp một phía hông chùa nên không xác định được đây là chùa nào. Có thể là Nhị Phủ Miếu (nay ở số 264 Hải Thượng Lãn Ông, quận 5)
Quan chức người Việt và vợ chụp ảnh lưu niệm ngày Tết. Ảnh trắng đen tô màu. Giữa ảnh có chữ Bonne Année và dấu bưu điện 1901. Cả hai đều mặc áo dài. Chồng đội khăn đóng. Phụ nữ thời đó chỉ vấn khăn trên đầu, không dùng khăn đóng. Áo dài may thụng rộng, chưa chít eo. Y phục phải may bằng tay, máy may chưa có. Cả ông và bà đều mang hài vải, có thêu hoa văn
Tết Sài Gòn trăm năm trước
TTXuân - Những bức ảnh chụp Tết Sài Gòn từ đầu thế kỷ 20 như một cuốn phim quay chậm, trở về quá khứ. Một “nhân chứng” trung thực nhất của dòng thời gian mà ta còn cảm nhận được.
Đấu cờ người: Bức ảnh này chụp cảnh đấu cờ người do Pháp đứng ra tổ chức ở Cercle Sportif Saigonnais vào năm 1918, nay là phía sân bóng đá Tao Đàn
Chơi Tết âm lịch trên đường Charner 1902 (nay là đường Nguyễn Huệ)
Đốt pháo Tết trong một sân chùa ở Chợ Lớn 1905. Quanh chùa có xây tường bao. Bên ngoài là nhà dân, tường xây, ngói đỏ nhưng chưa có lầu. Cả vườn trầu cau, cây lá rậm rạp. Bức ảnh được chụp một phía hông chùa nên không xác định được đây là chùa nào. Có thể là Nhị Phủ Miếu (nay ở số 264 Hải Thượng Lãn Ông, quận 5)
Quan chức người Việt và vợ chụp ảnh lưu niệm ngày Tết. Ảnh trắng đen tô màu. Giữa ảnh có chữ Bonne Année và dấu bưu điện 1901. Cả hai đều mặc áo dài. Chồng đội khăn đóng. Phụ nữ thời đó chỉ vấn khăn trên đầu, không dùng khăn đóng. Áo dài may thụng rộng, chưa chít eo. Y phục phải may bằng tay, máy may chưa có. Cả ông và bà đều mang hài vải, có thêu hoa văn
TAM THÁI
Tin liên quan
- Tục kiêng 3 miền trong những ngày Tết
- Những làng đúc bánh thuẩn ngày Tết ở Quảng …
- Phố ông đồ Sài Gòn rục rịch đón tết
- Kêu xe ôm ở 'Xì Gòn'
- Những lát cắt đa màu trong 'Sài Gòn - …
- Sài Gòn ấm áp qua ảnh camera xoay
- Sách về Sài Gòn xưa
- Con sẽ về, mẹ đừng mong nhé!
- Thêm 5.000 vé tàu 3 ngày 2, 3, 4 tết Giáp …
- Người Sài Gòn phóng sinh ngày ông Công, ông …
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét