Trang

Nhãn

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

Có phải Đức Giáo Hoàng đang hồi sinh Thần học Giải phóng? (vietnam.ucanews.com/)

Một khi đã công bố về "vấn đề lạc thuyết", thì sự nối kết giữa chính trị và đức tin có thể được phục hồi

Tags: 
January 12, 2014 
Ambrose Evans-Pritchard cho The Telegraph 
Có phải Đức Giáo Hoàng đang hồi sinh Thần học Giải phóng? thumbnail
Ảnh: AFP Photo/Gabriel Buoys
Chủ nghĩa tư bản tự do hóa toàn cầu cuối cùng đã gặp được điều họ mong muốn. Kể từ khi Giám mục Bergoglio chọn Thánh Phanxicô Assisi là nguồn gợi hứng hướng dẫn của mình và lãnh đạo một “Giáo Hội vì người nghèo”, tất cả các hành động của ngài đều quy về cùng một hướng đó.

Thần học giải phóng đang tiếp quản Vatican một phần tư thế kỷ sau khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II một cách có hệ thống đã tìm cách dập tắt “vấn đề lạc thuyết” trong các giáo xứ và giáo phận cấp tiến của Châu Mỹ La Tinh. Một nhiệm vụ được thực hiện với tinh thần trách nhiệm bởi Đức Hồng y Ratzinger tại Thánh Bộ Giáo lý Đức tin.
Việc “lựa chọn ưu tiên cho người nghèo” đang trở lại. Giáo thuyết đó gây nhiều tranh cãi trong thập niên 1970 và 1980, giáo thuyết này nổi tiếng trung thành với lập trường của Tổ chức Sidinista của Nicaragua, bây giờ đã được chuẩn nhận của Đức Giáo Hoàng. Giáo thuyết này gần như trở thành giáo thuyết chính thức cho 1,2 tỷ người Công giáo Rôma trên thế giới với tiêu đề “Tân Phúc Âm Hóa”, Tông huấn đầu tiên của Đức Giáo Hoàng đương nhiệm. Điều này sẽ có hiệu quả.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Khi thu nhập của một thiểu số đang gia tăng theo cấp số nhân, thì nó sẽ là một lỗ hổng phân cách khá lớn giữa thiểu số này với đại đa số người nghèo. Sự mất cân bằng này là kết quả của ý thức hệ nhằm bảo vệ quyền tự chủ tuyệt đối của thị trường và đầu cơ tài chính”.
Sức mạnh bảo thủ của Giáo triều Giáo hoàng đang bị phá vỡ. Đột nhiên Vatican là mũi nhọn về việc tư duy kinh tế triệt để. Nổi bật nhất là Đức Giáo Hoàng vừa mới triệu tập Hội đồng Hồng y, không có gì khác hơn ngoài chuyện Đức Tổng Giám mục Reinhard Marx, “Vị hồng y quấy rối” của Munich và là tác giả cuốn sách Das Kapital (Thủ Đô): Lời kêu gọi vì con người.
Cho đến nay, chưa có gì thống nhất hoặc có tiếng nói ăn khớp về cuộc biểu tình chống lại những gì Đức Giáo hoàng Phanxicô gọi là “tôn thờ tiền bạc”, hoặc “chế độ độc tài mới” trên quy mô toàn thế giới vốn không ngừng áp đặt những quy tắc riêng của nó, và coi như là vô hạn. Phong trào Chiếm hữu đang lan rộng. Tổ chức công đoàn ở phương Tây đang im lặng một cách lạ thường, đẩy ra bên lề vấn đề về cấu trúc nguyên tử thời hiện đại. Nền Cánh tả chính trị của châu Âu bị tổn hại bởi việc bảo vệ ý thức hệ của liên minh tiền tệ – một dự án thuộc phe cánh Hữu, hay “việc kết nối các ngân hàng” như phe Cựu Cánh tả đã nói – không thể tổng hợp bất kỳ chính sách nào rõ ràng.
Vì vậy, nhiệm vụ đặt nặng vào Giáo hội Công giáo, là tổ chức đạo đức và năng động lớn nhất thế giới, được bảo vệ bởi các giám mục Anh giáo và Tin lành. Cuộc chiến kinh tế này đang lan rộng. Nó có thể minh chứng cho sự hồi sinh Kitô giáo, không thể tránh khỏi một số hình thức như chiến binh Hồi giáo đã cảnh giác những người Tây Phương nhìn lại cội nguồn văn hóa riêng của họ.
Đức Phanxicô chưa bao giờ là thành viên của phong tràoThần học giải phóng ở Argentina nơi quê hương ngài, như thể nó đã khuôn đúc lên tư tưởng của ngài. Bây giờ ngài hối tiếc vì đã không có lấy một lập trường mạnh mẽ chống lại chính quyền quân phiệt, mặc dù đối với các linh mục những lựa chọn về đạo đức là không rõ ràng. Một số linh mục Dòng Tên của ngài gia nhập lực lượng nổi dậy bí mật. Một linh mục dòng Tên Ireland từng là cha xứ – với một khẩu súng trường trên lưng – trong quân đội du kích Guatemala của người nghèo (EGP). Thật vậy, quân đội Guatemala xem các EGP như một bộ trang phục tu sĩ Dòng Tên. Nhưng trong việc bùng phát ngọn lửa nổi dậy này, các linh mục nhiệt thành triệt để này đã biến giáo lý của họ thành các mục tiêu của đàn áp quân sự.
Coi như điều đó có thể xảy ra, Đức Phanxicô bây giờ thực hiện việc đền bù. Giáo sư Harvey Cox từ Đại học Harvard viết về quốc gia này là một trong những cử chỉ đầu tiên của Giáo Hoàng sau khi ngài công bố mời Gustavo Gutiérrez ở Pere đến Rôma. Điều này là rất quan trọng. Ông là một linh mục người đã viết bản gốc “Magna Carta” cho Thần học Giải phóng vào năm 1968, là biểu tượng của phong trào này. Họ đã cử hành thánh Lễ với nhau, cùng ăn sáng. Sau đó Đức Giáo Hoàng nhắc lại việc phong chân phước giám mục Oscar Romer bị đình trệ, vị tổng Giám mục của San Salvador bị ám sát bởi quân đội vào năm 1980 trong khi cử hành Thánh Lễ.
Nguồn: The Telegrap
h

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét