Trang

Nhãn

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

Liên Hiệp quốc xử lý vấn nạn vi phạm nhân quyền ở châu Á (vietnam.ucanews.com)


Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ở New York cảnh báo lạm dụng và ngược đãi vẫn tràn lan
Tags: , , ,
January 24, 2014 
Steve Finch từ Bangkok 
Liên Hiệp quốc xử lý vấn nạn vi phạm nhân quyền ở châu Á thumbnail
Trang mạng của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW)
 
 
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc (UNHRC) cuối cùng cũng tiến hành xử lý những nước vi phạm nhân quyền dữ dội nhất ở châu Á trong đó có Bắc Triều Tiên và Sri Lanka, tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói trong báo cáo hàng năm hôm thứ Ba. Mặc dù các chế độ ngược đãi có thể bị bắt giải trình, nhưng tình trạng năm ngoái còn tệ hại hơn tại một số quốc gia trong đó có Việt Nam và Campuchia, tổ chức đặt trụ sở ở New York cho biết. Ngược đãi tôn giáo cũng tiếp diễn trong khu vực này, thường không có sự trừng phạt.
Các tổ chức nhân quyền trong đó có tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đã kịch liệt phê phán UNHRC sau khi hội đồng này được thành lập năm 2006. Nhưng tổ chức nhân quyền cao nhất của Liên Hiệp quốc đã làm “xứng đáng với tên gọi của mình”, giúp đẩy mạnh các mạng lưới chống lạm dụng trong khi tạo ra sự tiến bộ thật sự, đặc biệt là ở châu Á, theo giám đốc điều hành HRW Kenneth Roth.
“Kết quả lạc quan được thấy rõ ràng ở Sri Lanka”, ông phát biểu.
Hội đồng đã tăng sức ép yêu cầu Tổng thống Mahinda Rajapaksa điều tra những hành động tàn bạo trong đó có vụ thiệt mạng của khoảng 40.000 thường dân trong những ngày cuối trước khi quân đội Sri Lanka tiêu diệt phiến quân Hổ Tamil năm 2009.
“Chúng tôi có lòng tin nơi Liên Hiệp quốc về các vấn đề giải trình ở Sri Lanka”, Anantha Sasitharan, nhà hoạt động ủng hộ quyền của người Tamil và là thành viên Hội đồng Tỉnh phía bắc, phát biểu.
“Các nạn nhân lạm dụng nhân quyền đã khiếu nại lên một số ủy ban của tổng thống, nhưng chưa giải quyết được chuyện gì. Tôi không hy vọng vào các tổ chức điều tra trong nước”.
Về Bắc Triều Tiên, hồi tháng 3 tổ chức nhân quyền Liên Hiệp quốc đã thực hiện hành động chưa từng có là thành lập ủy ban điều tra các vụ vi phạm tình nghi – bao gồm các trại giam kiểu tù chính trị ở Liên Xô cũ, trong một năm kết thúc bằng vụ Kim Jong-un xử tử chú dượng Jang Song Thaek vì tội phản quốc.
“Quan điểm cho rằng Kim Jong-un có thể sẽ văn minh hơn do đi học tại Thụy Sĩ đã hoàn toàn bị bác bỏ do chính quyền mà ông lãnh đạo hiện nay liên tục có những hành động tàn bạo”, phó giám đốc khu vực châu Á của HRW Phil Robertson nói.
Bản báo cáo còn kịch liệt phê phán Campuchia và Việt Nam. Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã chỉ đạo đàn áp đẫm máu phe đối lập sau cuộc bầu cử gian lận hồi tháng 7. Tại Việt Nam đảng Cộng sản cầm quyền phê chuẩn hiến pháp mới hồi tháng 11 trong khi các vụ bắt giam nhắm vào các blogger và nhà hoạt động.
Hiện nay Việt Nam đoạt được danh hiệu giam giữ nhiều tù nhân chính trị nhất tại Đông Nam Á sau khi Myanmar ban lệnh ân xá hàng loạt tù nhân chính trị, theo số liệu mới nhất của HRW.
“Thay vì bỏ tù những người chỉ trích, chính quyền Việt Nam nên tiếp thu ý kiến của họ, và công nhận rằng nhà nước độc đảng cần được vứt vào các thùng rác lịch sử”, giám đốc khu vực châu Á của HRW Brad Adams nói.
Tại Bangladesh, Ủy ban Nhân quyền quốc gia độc lập trên danh nghĩa buộc tội HRW “thiên vị và phóng đại” khi đánh giá khắt khe đất nước này.
Nhóm nhân quyền Mỹ buộc tội chính quyền của Thủ tướng Sheikh Hasina giết hại và bịt miệng các đối thủ, trong đó có đảng Dân tộc Bangladesh (BNP), đảng tẩy chay các cuộc bầu cử trong tháng này, và Jamaat-e-Islami bị cấm tham gia tranh cử trong năm hỗn loạn trước bầu cử.
“Giống như trước, HRW lại ủng hộ những kẻ khủng bố trên danh nghĩa nhân quyền”, chủ tịch Ủy ban Nhân quyền quốc gia Mizanur Rahman phát biểu.
Rahman buộc tội cả hai đảng đối lập giết hại người dân vô tội và các nhà hành pháp giữa lúc xảy ra xung đột chính trị kéo dài khi mỗi bên tranh giành quyền lực, nhưng không nêu tên Jamaat hay BNP.
Bản đánh giá hỗn hợp của HRW về chương trình cải cách hiện nay của Myanmar lưu ý đến những thành quả sau các lần ân xá tù nhân chính trị, chỉ còn 34 người bị giam, trong khi chỉ trích lãnh đạo phe đối lập Aung Sam Suu Kyi im tiếng về những vụ lạm dụng nhân quyền đối với người Hồi giáo thiểu số Rohingyas.
Người được nhận giải Nobel bị buộc tội cố chiều ý quân đội khi để họ quyết định việc bà có được phép tham gia các cuộc bầu cử tổng thống vào cuối năm 2015 không.
“Có vẻ thế giới đã lầm khi cho rằng vì từng là nạn nhân của nạn lạm dụng nhân quyền được kính trọng bà cũng sẽ là người bảo vệ nhân quyền có nguyên tắc”, Roth nói.
Nhưng Han Thar Myint, thành viên Ủy ban Điều hành trung ương của Liên minh Dân chủ quốc gia (NLD) của bà Suu Kyi, phủ nhận lời khẳng định cho rằng bà Suu Kyi đã đặt chính trị lên trên lập trường nhân quyền có nguyên tắc.
“NLD không thay đổi lập trường của mình về các quyền cơ bản của con người của người dân chúng ta, nhưng chúng tôi cũng không có quan điểm thiên vị trong việc lên án bạo lực tôn giáo trong bang Rakhine vì Rakhine cũng là một dân tộc thiểu số”, ông nói.
Các vụ giết hại người Rohingyas tại Myanmar đa số là Phật giáo tiếp diễn vào tuần trước, và theo tin cho biết có thể có tới 60 người thiệt mạng tại Maungdaw, cộng đồng người Rohingyas trong bang miền tây Rakhine.
David Mathieson, nhà nghiên cứu thâm niên về Myanmar của HRW, cho biết sau chuyến viếng thăm gần đây rằng do vùng này bị hạn chế tiếp cận nên không thể xác định được mức độ của vụ bạo lực mới nhất này.
Các nước khác trong khu vực cũng chứng kiến cảnh ngược đãi tôn giáo dữ dội trong năm 2013, theo HRW, trong đó Trung Quốc được xếp nằm trong các nước ngược đãi nhất.
Báo cáo lưu ý tình trạng bất khoan dung tôn giáo tiếp diễn ở Indonesia, tại đây Kitô hữu và các giáo phái thiểu số Hồi giáo bị các nhóm Hồi giáo Sunni hiếu chiến phân biệt đối xử, và tại Ấn Độ xung đột leo thang giữa người Ấn giáo đa số, Hồi giáo và Kitô hữu trước ngày diễn ra bầu cử vào tháng 5.
Tại Papua New Guinea, chính phủ thay đổi luật hồi năm ngoái, giúp chống làn sóng tấn công tàn bạo các phụ nữ được xem là “phù thủy”, và các vụ này sẽ được xem là tội sát nhân.
HRW cảnh báo việc quyết định mở rộng khung án tử hình cản trở tiến bộ: “Tiếp tục xử bắn sẽ là một bước thụt lùi lớn”, Adams nói.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét