Chu nhật: 16:44 GMT - thứ hai, 27 tháng 1, 2014
"Khi Trung Quốc thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, nó
sát sườn tới Biển Đông. Nó là phép thử, theo tôi nó còn nguy hiểm hơn cả “đường
chín khúc”, vì luật hàng không thế giới chặt hơn luật hàng hải rất nhiều.
"Vào vùng biển quốc tế, anh có thể đăng ký hay không đăng ký, nhưng anh bay qua FIR của nước nào đó thì phải xin phép.
"Thí dụ như bầu trời Việt Nam mà ông đặt "Vùng nhận dạng phòng không" của ông trùm lên trên, tức là máy bay từ Hà Nội đi ra Biển Đông bay vào TP Hồ Chí Minh phải xin phép ông, thì tôi chết! Nguy hiểm thế!"
Ông Vịnh thúc giục truyền thông Việt Nam "phải khách quan, sắc sảo vạch ra, chỉ rõ những cái đó."
Trong thời gian gần đây truyền thông Việt Nam cũng được tự do hơn khi đưa tin về các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Năm nay cũng sẽ đánh dấu 35 năm Cuộc chiến Biên giới 1979 vốn cũng kéo theo những xung đột trong suốt một thập niên sau đó dọc hơn 1000km đường biên giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Thập niên 1979-1989 cũng còn chứng kiến trận hải chiến Gạc Ma trong đó hàng chục lính Việt Nam thiệt mạng khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa.
Vị Thứ trưởng Bấm bình luận:
"Với vấn đề Biển Đông, điều quan trọng nhất là xây dựng lòng tin, cao hơn là lòng tin chiến lược. Rằng các quốc gia không định sử dụng sức mạnh quân sự, không tuyên bố và hành xử bất chấp luật pháp và thông lệ quốc tế.
"Khi đã không tin, lòng tin sẽ sứt mẻ. Đã sứt mẻ thì cứ vỡ dần, tạo ra hiệu ứng đô-mi-nô mất lòng tin.
"Cho nên, giữa chúng ta với các quốc gia liên quan, quan trọng nhất là phải xây dựng lòng tin chính trị. Mà quan trọng trước hết là chúng ta thực lòng muốn có quan hệ hợp tác, hữu nghị với Trung Quốc, muốn nhìn thấy Trung Quốc XHCN phát triển không đe dọa nước nào; tôn trọng, hợp tác với Việt Nam cùng phát triển, để trở thành những quốc gia có vai trò quan trọng trong khu vực và trên thế giới.
"Chỉ có độc lập tự chủ và chủ quyền lãnh thổ là không nhân nhượng."
Trong vài năm trở lại đây Việt Nam cũng tăng cường chi tiêu quốc phòng và đã bỏ ra hàng tỷ đôla để mua tàu ngầm kilo và đầu tư vào cơ sở hạ tầng để sử dụng các tàu ngầm này.
Mặc dù vậy ông Vịnh dường như bác bỏ khả năng Việt Nam sẽ lại mở cảng Cam
Ranh cho bất kỳ một bên nước ngoài nào.
"Chúng ta khẳng định không liên minh với bất kỳ ai để chống ai. Không cho ai đặt căn cứ ở nước mình," ông nói.
"Không tham gia liên minh quân sự với tổ chức nào. Ủng hộ quan điểm không nước nào sử dụng vũ lực với nước khác. Quốc tế ủng hộ chúng ta, đó là nhân tố cực kỳ quan trọng ngăn chặn những mưu toan, ý định thiếu cân nhắc sử dụng vũ lực."
Cuối tuần qua ông Vịnh cũng trả lời phỏng vấn báo Quân đội Nhân dân.
Trong Bấm phỏng vấn ông cũng trả lời câu hỏi về cha ông, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, và thời gian bản thân ông phục vụ trong quân ngũ tại Campuchia.
Thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh nói vùng nhận
dạng phòng không của Trung Quốc còn nguy hiểm hơn cả 'đường chín khúc' mà Bắc
Kinh tự nhận trên Biển Đông.
Trả lời báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, Thượng
tướng Vịnh nhận định:"Vào vùng biển quốc tế, anh có thể đăng ký hay không đăng ký, nhưng anh bay qua FIR của nước nào đó thì phải xin phép.
"Thí dụ như bầu trời Việt Nam mà ông đặt "Vùng nhận dạng phòng không" của ông trùm lên trên, tức là máy bay từ Hà Nội đi ra Biển Đông bay vào TP Hồ Chí Minh phải xin phép ông, thì tôi chết! Nguy hiểm thế!"
Ông Vịnh thúc giục truyền thông Việt Nam "phải khách quan, sắc sảo vạch ra, chỉ rõ những cái đó."
Trong thời gian gần đây truyền thông Việt Nam cũng được tự do hơn khi đưa tin về các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Năm nay cũng sẽ đánh dấu 35 năm Cuộc chiến Biên giới 1979 vốn cũng kéo theo những xung đột trong suốt một thập niên sau đó dọc hơn 1000km đường biên giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Thập niên 1979-1989 cũng còn chứng kiến trận hải chiến Gạc Ma trong đó hàng chục lính Việt Nam thiệt mạng khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa.
'Không nhân nhượng'
Trong phỏng vấn được trang tin Nhân Dân điện tử đăng tải hôm 27/1, ông Vịnh nói Việt Nam và Trung Quốc cần xây dựng "lòng tin chiến lược" như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ra tại Shangri La."Chúng ta khẳng định không liên minh với bất kỳ ai để chống ai. Không cho ai đặt căn cứ ở nước mình," ông nói. Không tham gia liên minh quân sự với tổ chức nào. Ủng hộ quan điểm không nước nào sử dụng vũ lực với nước khác."
"Với vấn đề Biển Đông, điều quan trọng nhất là xây dựng lòng tin, cao hơn là lòng tin chiến lược. Rằng các quốc gia không định sử dụng sức mạnh quân sự, không tuyên bố và hành xử bất chấp luật pháp và thông lệ quốc tế.
"Khi đã không tin, lòng tin sẽ sứt mẻ. Đã sứt mẻ thì cứ vỡ dần, tạo ra hiệu ứng đô-mi-nô mất lòng tin.
"Cho nên, giữa chúng ta với các quốc gia liên quan, quan trọng nhất là phải xây dựng lòng tin chính trị. Mà quan trọng trước hết là chúng ta thực lòng muốn có quan hệ hợp tác, hữu nghị với Trung Quốc, muốn nhìn thấy Trung Quốc XHCN phát triển không đe dọa nước nào; tôn trọng, hợp tác với Việt Nam cùng phát triển, để trở thành những quốc gia có vai trò quan trọng trong khu vực và trên thế giới.
"Chỉ có độc lập tự chủ và chủ quyền lãnh thổ là không nhân nhượng."
Trong vài năm trở lại đây Việt Nam cũng tăng cường chi tiêu quốc phòng và đã bỏ ra hàng tỷ đôla để mua tàu ngầm kilo và đầu tư vào cơ sở hạ tầng để sử dụng các tàu ngầm này.
"Chúng ta khẳng định không liên minh với bất kỳ ai để chống ai. Không cho ai đặt căn cứ ở nước mình," ông nói.
"Không tham gia liên minh quân sự với tổ chức nào. Ủng hộ quan điểm không nước nào sử dụng vũ lực với nước khác. Quốc tế ủng hộ chúng ta, đó là nhân tố cực kỳ quan trọng ngăn chặn những mưu toan, ý định thiếu cân nhắc sử dụng vũ lực."
Cuối tuần qua ông Vịnh cũng trả lời phỏng vấn báo Quân đội Nhân dân.
Trong Bấm phỏng vấn ông cũng trả lời câu hỏi về cha ông, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, và thời gian bản thân ông phục vụ trong quân ngũ tại Campuchia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét