Trang

Nhãn

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Dân chủ ở châu Á: có thật hay chỉ là tưởng tượng? (vietnam.ucanews.com/)

June 26, 2014
Cristian Martini Grimaldi từ Seoul 

Dân chủ ở châu Á: có thật hay chỉ là tưởng tượng? thumbnail
Kim Dae-jung (trái) và Lý Quang Diệu (Ảnh: Wikimedia Commons)
Về mặt chính trị, châu Á có tất cả: nền dân chủ lớn nhất thế giới (Ấn Độ), nhà nước chuyên chế tàn nhẫn nhất thế giới (Bắc Triều Tiên) và mọi thứ từ các pháo đài chuyên chế kiểm soát ở trung ương (Lào, Trung Quốc, Việt Nam) đến các nước dân chủ đầy triển vọng (Indonesia), đến các tình trạng lộn xộn vô định hình đầy dẫy việc mua phiếu bầu cử và tham nhũng, và làm chính trị được xem là nghề hái ra tiền (Thái Lan, Malaysia, Philippines).
Hệ thống nào trong các hệ thống này có khả năng chiếm ưu thế nhất trên cả châu lục này?

Câu hỏi lâu đời này đã gây ra một cuộc tranh cãi khó quên cách đây 20 năm, giữa cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu và Kim Dae-jung, người trở thành tổng thống Hàn Quốc sau này.

Trong cuộc phỏng vấn năm 1994, Lý Quang Diệu nói ông tin rằng nền dân chủ phương Tây không bao giờ có thể thích nghi với bối cảnh văn hóa châu Á.

Bức tường Berlin sụp đổ 5 năm trước đó, khiến cho một số nơi có cảm giác Chiến tranh Lạnh đã kết thúc và chủ nghĩa Mác cuối cùng trở nên vô dụng. Người ta hầu như cho rằng nền dân chủ tự do phương Tây nhất định là tiêu chuẩn quốc tế của chính quyền.

Lý Quang Diệu nghi ngờ điều này. Ông cho rằng tâm tính của người châu Á và văn hóa của họ không phù hợp với mô hình quản lý đó. Theo ông Lý, các nước châu Á có khuynh hướng thiên về hệ thống chính trị do một đảng duy nhất đứng đầu hơn là hệ thống đa nguyên.

Ngoài ra ông còn cho rằng người châu Á đánh giá sự đồng lòng và hòa hợp xã hội cao hơn tranh cãi và bất đồng chính kiến vốn tiêu biểu cho các nền dân chủ. Có lẽ quan trọng hơn hết là họ quan tâm đến phúc lợi kinh tế xã hội hơn là tự do dân chủ và nhân quyền.

Ông thật sự tin rằng người dân ở châu Á có tính tương thích tự nhiên với các chính quyền chuyên chế. Tất nhiên, với tư cách là nhà cầm quyền độc đoán tại Singapore trong ba thập niên không hề phải gặp sự chống đối thật sự nào, việc này hầu như không có gì ngạc nhiên.

Kim Dae-jung đưa ra quan điểm hoàn toàn trái ngược: châu Á thừa hưởng một di sản truyền thống và triết lý phong phú có thể dễ dàng củng cố chính quyền dân chủ. Ông Kim khẳng định gần hai thiên niên kỷ trước khi triết gia người Anh John Locke lập luận quyền tối thượng thuộc về người dân hơn là quốc vương, triết gia người Trung Quốc Mạnh Tử (năm 389-289 trước công nguyên) đã truyền đạt những tư tưởng tương tự.

Mạnh Tử khẳng định người dân có quyền nổi dậy lật đổ chính quyền nếu chính quyền đó không tôn trọng quyền lợi của họ. Ông thậm chí còn biện minh cho tội giết vua.

20 năm sau, khó mà nói ai là người chiến thắng trong cuộc tranh cãi đó, nếu.

Nếu có, thì sự xuất hiện của Trung Quốc chỉ khiến thêm lẫn lộn, một mặt Trung Quốc có thị trường tương đối tự do còn mặt khác là chính quyền độc đảng theo chủ nghĩa xã hội. Trải nghiệm ở Trung Quốc đến nay thật sự mâu thuẫn với những lời tiên đoán của ông Kim Dae-jung; ông xem dân chủ và tôn trọng quyền công dân là kết quả tự nhiên của thị trường tự do và mậu dịch quốc tế.

Nhưng nếu ông không hoàn toàn đúng, thì Lý Quang Diệu cũng không vớ được giải này. Việc ông đơn giản tin rằng đơn vị gia đình châu Á có khả năng giải quyết tất cả các vấn đề, không cần sự can thiệp từ các chính phủ hay bất kỳ tổ chức nào khác, hiện nay đã được chứng minh là quá đơn giản.

Sự sùng bái cá nhân, ‘Me Generation’ (Những người ra đời trong thời kỳ bùng nổ sinh sản vào thập niên 1950) như nhà văn người Mỹ Tom Wolfe gọi, ra đời và được duy trì tại Mỹ và châu Âu nhưng hiện nay đã phổ biến lan truyền khắp thế giới. Tại châu Á, chúng ta có thể thấy rõ thịnh vượng và phong trào bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang nhanh chóng thay thế các giá trị gia đình cổ xưa đó.

Tỷ lệ sinh đẻ ở nhiều nước Đông Á đang giảm xuống dưới các mức sinh thay thế. Các thế hệ sau sẽ gánh vác rất nặng trong việc chăm sóc bố mẹ. Nguồn thuế hỗ trợ y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội đang giảm. Gia đình hỗn hợp và gia đình có cha dượng hay mẹ kế đang gia tăng. Tất cả các thành phần này có ảnh hưởng cực kỳ xấu đến cơ cấu xã hội châu Á vốn tạo ra một hệ thống quan tâm chăm sóc “từ khi lọt lòng đến lúc chết’, theo ông Lý.

Vì thế không có người chiến thắng trong cuộc tranh cãi này, vì nó chưa kết thúc. Tuy nhiên, chúng ta đều biết đối với hầu hết người dân ở châu Á, cân bằng việc cải thiện kinh tế với các hình thức hoạt động xã hội và chính trị biết tôn trọng nhân phẩm và quyền lợi của họ vẫn còn lâu mới đạt được.

Cristian Martini Grimaldi là nhà báo tự do ở Hàn Quốc

Các tin bài khác


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét