Trang

Nhãn

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

Thế trận tự hình thành và ngày càng nóng trên Biển Đông (baodatviet.vn/the-gioi/)

                    
(Quan hệ quốc tế) - Trung Quốc ngày càng hung hăng, dồn ép Việt Nam, trong khi Mỹ và đồng minh đang hình thành những liên minh kép sẵn sàng dùng vũ lực
Việt Nam trước quyết định sống còn
Tháng 6/2014, cả thế giới đang chú ý đến World Cup ở tận miền Nam Mỹ thì một cái giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc đem vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa máu thịt đã khiến dư luận cả nước sôi sục. Giờ còn thêm chiếc giàn khoan Nam Hải 09 đã lò dò xuống biển Đông.
Hải Dương 981 có khả năng khoan thăm dò và khai thác ở vùng nước sâu, vì thế nó có thể di chuyển chỗ này chỗ khác. Còn cái  giàn khoanNam Hải 09, nó lạc hậu, cũ kỹ, nó chỉ biết có khai thác và khai thác. Một khi nó đã di chuyển thì chắc chắn, nó phải mang sứ mệnh đem dầu về cho Bắc Kinh chứ không phải đám chuyên viên dầu khí đi du lịch Biển Đông.
Ngày 18/6/2014, Trung Quốc đưa ra “Sách Xanh” về năng lượng, cho thấy họ đang đứng trước những vấn đề sống còn, thậm chí dự báo khủng hoảng nếu nguồn cung năng lượng không được đảm bảo.
Cuốn sách với cái màu hòa bình ấy như một thứ biện minh khốn kiếp cho cái giàn khoan Nam Hải 09 kia. Bắc Kinh muốn nhắn với cả nước họ rằng “chúng ta hết năng lượng rồi, chúng ta không thể đi mua mãi, ngoài kia có rất nhiều và ra đó mà lấy đi thôi”.
Trung Quốc điều thêm tàu quân sự quét mìn lớp 6610 (T43) đến khu vực giàn khoan Hải Dương 981
Trung Quốc điều thêm tàu quân sự quét mìn lớp 6610 (T43) đến khu vực giàn khoan Hải Dương 981
Hiện cái Nam Hải 09 vẫn đang ở trong vùng biển của Trung Quốc, nhưng một ngày đẹp trời nào đó, nó xuất hiện ở cửa Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam thì sao? Chúng ta sẽ phải xử lý như thế nào?  Việt Nam còn đủ tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư để đưa ra nói chuyện phải quấy với bọn Trung Quốc nơi giàn khoan Nam Hải 09?
Phải nhìn nhận thẳng mà nói rằng Hải chiến rất khác chiến tranh trên bộ, đặc biệt trong chiến tranh hiện đại với các vũ khí tầm xa như ngày nay càng khó. Chưa kể đến sức ép về kinh tế mà đối phương sẽ gây ra. Chúng ta cần có nhiều hơn những sự giúp đỡ của nước ngoài.
Không phải tự nhiên chúng ta thắng Mỹ, không phải tự nhiên B52 rụng như sung trên bầu trời Hà Nội. Từ lịch sử mà phải nhìn ra những bài học mà đời nào cũng đúng, luôn luôn cần có những người bạn, quan trọng là biết tùy từng lúc chọn bạn mà chơi.
Thế trận Biển Đông tự hình thành
Tạm gác những băn khoăn của Việt Nam sang một bên và nhìn vào khu vực. Trung Quốc hung hăng ở Biển Đông, nhưng cũng không quên gây hấn ở Hoa Đông với Nhật Bản. Ngày 20/6, lại thêm tàu hải cảnh, hải giám của Trung Quốc bén mảng vào Senkaku/Điếu Ngư khiến Nhật Bản phải điều lực lượng.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Australia Tony Abbott
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Australia Tony Abbott
Trung Quốc muốn nhắc cho Nhật Bản nhớ rằng đừng vì thấy họ bận ở Biển Đông mà quên rằng Senkaku/Điếu Ngư cũng là một phần trong lợi ích cốt lõi mà Bắc Kinh theo đuổi. Nhưng Trung Quốc cũng vô tình vạch áo cho người xem lưng khi tham vọng này đã thể hiện họ đang bị dàn trải, đồng minh không có mà kẻ thù thì vô số.
Những ngày cuối tháng 6 cũng là thời điểm Nhật Bản đang gấp rút hoàn thiện việc gia tăng quyền hạn cho lực lượng phòng vệ, thậm chí đề đạt đến việc tái thiết quân đội trên đất nước này. Nhật Bản cũng thúc đẩy tiến độ việc thông qua luật “phòng vệ tập thể” để có thể cùng sát cánh với các đồng minh chống Trung Quốc.
Philippines cũng chẳng ngán gì. Họ nhỏ nhưng có người lớn chống lưng. Trung Quốc không tham dự phiên tòa mà Philippines khởi kiện ra Trọng tài Quốc tế, vì thế quốc gia này đã thúc giục tòa án sớm ra phán quyết. Nếu Philippines thắng, thì chính nghĩa đã thuộc về phía họ, đẩy Trung Quốc thành quân kẻ cướp.
Chính nghĩa chỉ là một việc vì quân kẻ cướp chắc chắn không nghe theo pháp luật. Và Philippines cũng không ngừng gia tăng sức mạnh quân sự của mình. Sự kết liên giữa Nhật Bản – Philippines đã tạo thành một gọng kìm từ Đông xuống Đông Nam để vây ráp Trung Quốc vào giữa.

Còn vòng ngoài, Australia đang ráo riết gia tăng sức mạnh quân sự của mình. Các căn cứ của Mỹ trên Thái Bình Dương và Australia tạo thành một hàng rào phong tỏa thứ hai, có khả năng tác chiến tầm xa. Đồng thời, Nhật Bản – Australia ngày càng phối hợp chặt chẽ với nhau về quân sự. Có thể nói, những liên minh song phương này đang khiến vòng kim cô mà Mỹ muốn đeo vào cổ Trung Quốc ngày càng chắc chắn.
Như vậy là chiến lược chuỗi đảo mà Mỹ đặt ra cho định hướng chuyển trục châu Á – Thái Bình Dương đã hoàn thành. Mà việc chiến lược này hoàn thành một cách thuyết phục như vậy cũng phải nhờ vào sự trợ giúp của Trung Quốc, bởi tham vọng của họ đã khiến ai cũng phải đề phòng.
Hải quân Mỹ trong căn cứ trên Vịnh Subic của Philippines
Hải quân Mỹ trong căn cứ trên Vịnh Subic của Philippines
Trên Biển Đông, có hai vị trí đắc địa mà lực lượng hải quân nào có được đồng nghĩa với việc kiểm soát được hoàn toàn vùng biển này, thậm chí là cả tuyến hàng hải Đông – Tây, đó chính là Cam Ranh của Việt Nam và Subic của Philippines. Mỹ đã có Subic trong tay, nhưng Cam Ranh thì Việt Nam trấn giữ.
Nhưng Nhật Bản lại có thể làm được điều đó, sự hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam thời gian qua vô cùng tốt đẹp. Việc Nhật Bản thông qua quyền “phòng vệ tập thể” là cái tem bảo hành uy tín nhất để bất kỳ ai cũng muốn làm đồng minh với họ.
Nếu liên minh Nhật Bản – Philippines – Việt Nam hình thành, về mặt chiến lược, Trung Quốc đã thua ngay trên sân nhà.
Lựa chọn của Việt Nam
Quay trở lại vấn đề về việc chọn bạn của Việt Nam. Trước hết, nước Nga ngày nay không phải là Liên Xô hào phóng trước đây. Họ đơn thuần hoạt động vì lợi ích. Sự gây hấn của Trung Quốc đã khiến Đông Nam Á đổ xô chạy đua vũ trang, và Nga cũng đã kiếm được một mớ ở đó.
Còn hiện tại, Nga và Trung Quốc đang cần nhau ở một số vấn đề, việc Nga trở thành kỳ đã cản mũi ở Biển Đông dù trong mơ cũng không thể xảy ra.
Với Mỹ, dù quan hệ giữa hai quốc gia đã có nhiều cởi mở, tuy nhiên cánh cửa đó vẫn chưa phải là thông thoáng hoàn toàn. Người Mỹ hàng chục năm ở ngôi số một thế giới, họ đã quen với sự áp đặt, để trở thành một đồng minh của Washington, Hà Nội sẽ phải hi sinh nhiều về lợi ích mà trong bài viết không tiện nói ra.
Còn Nhật Bản, nếu hữu sự, Nhật có thể coi là tối lửa tắt đèn có nhau, không phải lo “nước xa khó cứu lửa gần”. Hoặc ở cái vị trí của Nhật Bản, thì hoàn toàn có thể sử dụng kế Vây Ngụy Cứu Triệu để ứng phó cho Việt Nam. Sức mạnh hải quân của Trung Quốc hoàn toàn bị dàn trải và yếu thế.
Nhưng đó chỉ là những phương án phân tích mang tính chủ quan, còn điều cần làm nhất của Việt Nam lúc này là giành lấy sự chính nghĩa cho mình, theo cách như Philippines đang làm. Đồng thời, muốn tư chủ được về chủ quyền thì nền kinh tế nuôi dưỡng sức mạnh đất nước cũng cần phải được tự chủ.
Ukraine đang khốn đốn với Nga vì không tự chủ được về kinh tế và năng lượng. Đó là một bài học nhãn tiền.Việt Nam căm ghét chiến tranh, nhưng khi bị dồn vào bức đường cùng, cả dân tộc này luôn sẵn sàng.
Điều quan trọng là phải có một sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho mọi tình huống. Bởi đã không còn nữa cái tình đồng đội, đồng chí khi tham vọng bá quyền của Trung Quốc ngày càng khó kiểm soát.

Đỗ Minh Tú

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét