Trang

Nhãn

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Dương Khiết Trì sang Việt Nam làm gì? (nguyentandung.org)

 

Thứ ba, 17/06/2014, 11:14 (GMT+7)
 
 
(Thời sự) - Một số người đặt câu hỏi: “Tại sao Việt Nam không học Philippines đồng minh hẳn với Mỹ chống Trung Quốc? Việt Nam không có đối sách nào khác ngoài việc tố cáo và tố cáo?”

Chính sách ngoại giao của các nước ASEAN với Trung quốc hiện như sau: Trung lập có Thái Lan, Malaysia, Lào, Mianmar, Campuchia, Brunei. Hợp tác để Mỹ làm đối trọng với Trung Quốc, nhưng lấy sức mình là chính như Việt Nam, Indonesia, Singapore. Hoàn toàn dựa vào Mỹ có Philippines.
Ngoại trưởng TQ Dương Khiết Trì từng nói: “Việt Nam quấy rầy hoạt động bình thường của các công ty Trung Quốc là vi phạm chủ quyền và quyền quản lý của Trung Quốc". Vậy ông ta sang Việt Nam để làm gì? Việt Nam phải đối xử ra sao với người đại diện cho đất nước ăn cướp, quân xâm lược này?
Tại Đối Thọai Shangri-La, bộ trưởng quốc phòng Mỹ đã nói rất mạnh qua ba điểm. (1) Trung Quốc có “những hành động gây bất ổn” ở Biển Đông. (2) Nhà trắng “không ngoảnh mặt làm ngơ” nếu trật tự quốc tế bị đe dọa. (3) Mỹ sẽ hỗ trợ cho Nhật trong kế họach Phòng thủ tập thể ở Đông Nam Á.
Vậy nhưng, khi tướng Trung Quốc Vương Quán Trung phản ứng: “Nếu Mỹ coi Trung Quốc là kẻ thù thì Trung Quốc chắc chắn coi Mỹ như kẻ thù” thì chỉ vài ngày sau, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ chuyển giọng thế này: “Chúng tôi khuyến khích các bên tiếp tục đối thoại với nhau, nhưng chúng tôi sẽ không góp ý về việc phán đoán vị trí và ý nghĩa của vị trí đó” (vị trí giàn khoan Haiyang 981).
Diễn nôm ra, chúng mày đừng đánh nhau là được, còn cái giàn ấy nó nằm trên đất thằng nào, tao không biết không quan tâm.
Diễn nôm ra, chúng mày đừng đánh nhau là được, còn cái giàn ấy nó nằm trên đất thằng nào, tao không không quan tâm
Với phát ngôn trên, bạn nghĩ có thể dựa hẳn vào “đồng minh tin cậy” Mỹ giúp bạn bảo vệ chủ quyền chăng?
Việc Trung Quốc gửi văn thư tới Liên hiệp quốc (có thể) là chiến thuật chống đỡ với dư luận thế giới trước sự phản ứng chủ động và mạnh mẽ không ngờ của Việt Nam. Bởi nếu im lặng tức đuối lý.
Liên hiệp quốc, sau khi phổ biến văn thư của cả Trung Quốc lẫn Việt Nam tới các nước hội viên, thì …im lặng vì không biết (và cả không có quyền tài phán) làm gì hơn.
Trung Quốc phải rút giàn khoan trước, đàm phán sau; Không chấp nhận các điều kiện tiên quyết, đặc biệt các điều kiện bất lợi về chủ quyền lãnh thổ
Thời gian luôn luôn là bạn đồng hành cho những kẻ yếu trong các cuộc chiến tranh. Nếu Việt Nam, trên biển kiên trì bảo vệ lãnh thổ, gia tăng tàu cảnh sát biển, kiểm ngư và tàu cá của ngư dân, trên đất liền vẫn tiếp tục vận động ngoại giao thì uy tín của Trung Quốc mỗi lúc mỗi giảm sút và vô cùng bất lợi trên trường quốc tế.
Tuy nhiên nếu đơn phương rút giàn khoan thì Trung Quốc mất mặt nên sẽ kèm các điều kiện. Điều kiện gì, thì phải đợi Dương Khiết Trì nói ra, chúng ta mới biết. Mưu sâu kế hiểm của lái buôn Trung Quốc, khó ai đoán trước được hết.
Và các bạn hãy yên tâm, Chính phủ Việt hiện rất đồng tâm nhất trí chủ trương đón tiếp Dương Khiết Trì như sau: Trung Quốc phải rút giàn khoan trước, đàm phán sau; Không chấp nhận các điều kiện tiên quyết, đặc biệt các điều kiện bất lợi về chủ quyền lãnh thổ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét