Trang

Nhãn

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Tòa án Thái Lan đồng ý xem xét vụ kiện xây dựng con đập tại Lào (vietnam.ucanews.com)

Tòa yêu cầu nghiên cứu nhiều hơn về tác động môi trường
June 25, 2014
Stephen Steele từ Bangkok Thái Lan 
Tòa án Thái Lan đồng ý xem xét vụ kiện xây dựng con đập tại Lào thumbnail
Ngư dân kiểm lưới trên sông Mekong tại Siphandone, nam Lào (ảnh: International Rivers)
Tòa án Hành chính Tối cao Thái Lan cho biết sẽ thụ lý vụ kiện con đập Xayaburi tại Lào, và đưa ra phán quyết cần nghiên cứu thêm để đánh giá những tác động môi trường tiềm ẩn của dự án.
Tòa cũng bác bỏ một phần của vụ kiện theo đó tìm cách hủy bỏ hợp đồng mua điện giữa đơn vị Phát điện Thái Lan (EGAT) và đơn vị vận hành đập. EGAT dự trù mua 95 phần trăm lượng điện con đập tạo ra.
Tòa cho rằng EGAT đã không thông báo cho công chúng một cách đúng đắn về hợp đồng giao dịch và không đánh giá tác động môi trường một cách đầy đủ và đó là lý do để vụ kiện tiếp tục được thụ lý. Trong phát quyết dày 29 trang, tòa cho rằng những thiếu sót trên là vi phạm Hiến pháp Thái Lan.
Đập Xayaburi sẽ là con đập đầu tiên được xây dựng dọc theo hạ lưu sông Mêkông.
Một nhóm khoảng 40 nông dân và ngư dân Thái Lan khu vực sông Mêkông, nguyên đơn vụ kiện, vui mừng khi rời tòa án, nhưng cho biết còn nhiều việc phải làm trong cuộc đấu tranh ngăn chặn xây dựng đập.
“Chúng tôi phải ngăn cản việc xây dựng đập. Nếu điều này tiếp tục diễn ra, cuộc sống và sinh kế của chúng tôi sẽ bị phá hủy,” Nichol Poljan, một nông dân trồng lúa ở huyện Bung Khka, đông bắc tỉnh Bueng Kan nói.
Ông Poljan nói với ucanews.com rằng ông muốn làng mình tránh trường hợp tương tự đã xảy ra với đập Pak Mun tại tỉnh Ubon Ratchatani. Trữ lượng cá đã giảm 80 phần trăm sau khi con đập hoàn thành vào năm 1994.
“Đây chưa phải là chiến thắng, nhưng cho chúng tôi hy vọng. Chúng tôi rất vui vì tòa đã cho chúng tôi một cơ hội giải quyết trường hợp của chúng tôi,” Saranarat Oy Kanjanavanit, tổng thư ký Green World Foundation, một tổ chức môi trường Thái Lan cho biết.
Bà Kanjanavanit nói con đập sẽ “tàn phá sâu rộng” đối với sự sống còn của hàng triệu người phụ thuộc sông Mêkông dọc Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Trong số các thảm họa môi trường tiềm ẩn, quy hoạnh của con đập không tạo cách thức thích hợp để cá di cư, ông Kanjanavanit nói. Chẳng hạn ở Campuchia, tám trong số 10 loài cá đẻ trứng tại biển hồ Tonle Sap, hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á.
“Nếu hồ Tonle Sap không ngập nước, cá sẽ không đẻ trứng”, bà cho ucanews.com biết.
Hơn 600 loài cá đang bị đe dọa, bà nói thêm.
Campuchia và Việt Nam cũng đã bày tỏ quan ngại về đập Xayaburi và tác động của nó đối với khu vực.
Hồi tháng Năm, Thượng viện Campuchia gửi thư đến các nhà lãnh đạo vùng sông Mêkông kêu gọi Thái Lan hủy bỏ hợp đồng mua điện với đơn vị khai thác đập.
Bức thư cho biết đập Xayaburi “là mối đe doạ xuyên biên giới lớn nhất từ trước tới nay đối với an ninh lương thực, phát triển bền vững và hợp tác khu vực trong hạ lưu sông Mê Kông”.
Ame Trandem, Giám đốc Chương trình Sông ngòi Quốc tế Đông Nam Á cho biết: “Rõ ràng là việc ký kết hợp đồng mua bán điện đập Xayaburi có nhiều khả năng vi phạm quyền hiến định của người dân Thái Lan, cũng như các thủ tục tham vấn trước đây của Hiệp ước Mêkông 1995, vì đã không thực hiện đánh giá tác động xuyên biên giới hay tham vấn đầy đủ.”
“Chúng tôi hy vọng tòa án sẽ đình chỉ hợp đồng mua bán điện và kêu gọi ngưng xây dựng đập, và thực hiện đánh giá tác động ảnh hưởng môi trường và sức khỏe”, bà nói. “Ngân hàng Thái Lan cũng nên hủy bỏ bất kỳ khoản vay thêm nào cho dự án, vì vụ kiện rõ ràng làm cho đầu tư thêm nghi vấn và nguy cơ bị tai tiếng.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét