Trang

Nhãn

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Đức Giáo Hoàng Phanxicô sa thải hội đồng quản trị cơ quan tài chính Vatican (vietnam.ucanews.com/)

Tất cả thành viên Hội đồng quản trị người Ý được thay thế bởi chuyên viên tư vấn quốc tế
June 9, 2014
Philip Pullella cho Reuters

Đức Giáo Hoàng Phanxicô sa thải hội đồng quản trị cơ quan tài chính Vatican thumbnail
Ảnh: AFP/Filippo Monteforte

Đức Giáo Hoàng Phanxicô sa thải hội đồng quản trị năm người của cơ quan giám sát tài chính Vatican vào hôm thứ Năm vừa qua – tất cả họ là người Ý – động thái mới nhất phá đi lối bảo thủ cũ kỹ liên quan đến quá khứ tối tăm thời vị tiền nhiệm.
Vatican cho biết Đức Giáo Hoàng nêu tên bốn chuyên viên đến từ Thụy Sĩ, Singapore, Hoa Kỳ và Ý để thay thế ban quản trị Cơ quan Thông tin tài chính (AIF), vốn là văn phòng quản trị nội bộ của Tòa Thánh. Hội đồng quản trị mới lần đầu tiên có một phụ nữ.
Tất cả năm thành viên sẽ ra đi là người Ý dự kiến ​​sẽ phục vụ nhiệm kỳ năm năm cho đến cuối năm 2016.
Cải cách bên trong Vatican được đẩy mạnh khi Đức Giáo Hoàng thực hiện một loạt các bước để làm trong sạch tài chính Vatican, việc bổ nhiệm các chuyên viên quốc tế làm việc với Rene Bruelhart, một luật sư Thụy Sĩ đứng đầu AIF là người được ủng hộ để thay đổi.
Các nguồn tin từ Vatican cho hay Bruelhart, cựu chuyên gia chống rửa tiền hàng đầu Liechtenstein, không bằng lòng với hội đồng quản trị cũ và muốn Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm các chuyên viên toàn cầu như ông.
“Bruelhart muốn có một hội đồng quản trị mà ông có thể làm việc với họ và có vẻ như Đức Giáo Hoàng đã nghiêng về phía ông và gửi cho ông một ban bệ mới”, một nguồn tin Vatican quen thuộc với tình hình này cho biết.
Hội đồng quản trị mới của AIF bao gồm Marc Odendall, người điều hành và tư vấn cho các tổ chức từ thiện ở Thụy Sĩ, và Juan C. Zarate, giáo sư luật Harvard và cố vấn cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington DC. Hai thành viên khác hội đồng quản trị là Joseph Yuvaraj Pillay, cựu giám đốc điều hành Cơ quan Tiền tệ Singapore và cố vấn cao cấp Tổng thống, và Maria Bianca Farina, người đứng đầu hai công ty bảo hiểm Ý.
Đức Phanxicô được bầu làm Giáo Hoàng từ tháng 3 năm 2013, sau khi Đức Giáo Hoàng Bênêdictô từ nhiệm vào tháng Hai năm 2014, ngài thiết lập một Ban Thư ký mới về Kinh tế, báo cáo trực tiếp cho ngài và đã bổ nhiệm một người bên ngoài, Đức Hồng Y George Pell người Úc đứng đầu.
Trong tháng Giêng, ngài giải nhiệm Đức Hồng Y Attilio Nicora, một giám chức đóng vai trò cao cấp về tài chính của Vatican trong hơn một thập kỷ, là chủ tịch của AIF và thay thế ông bằng một tổng giám mục với một hồ sơ theo dõi vấn đề cải tổ trong bộ máy Vatican.
Ngài cũng thay thế bốn trong số năm vị hồng y thuộc ủy ban giám sát ngân hàng vốn gặp khó khăn của Vatican, được gọi là Viện Công trình Tôn giáo (IOR).
Kể từ khi sự xuất hiện của Bruelhart vào năm 2012, AIF đã dẫn đầu trong việc cải cách để trả lại cho Vatican vị thế phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về tính minh bạch tài chính và vấn đề rửa tiền. Nhưng các nguồn tin Vatican nói rằng Đức Giáo Hoàng đã gặp phải sự kháng cự từ phía bảo thủ cũ kỹ.
Một báo cáo cuối cùng vào tháng Mười Hai của Moneyval, Ủy ban giám sát của Hội đồng châu Âu, cho biết Vatican đã ban hành những cải cách đáng kể nhưng vẫn phải thực hiện giám sát nhiều hơn ngân hàng của mình.
Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã nói rằng tài chính Vatican phải minh bạch để cho Giáo Hội có uy tín, đã quyết định không đóng cửa IOR mà cải cách, bao gồm việc đóng các tài khoản những người không có quyền tiếp tục.
Chỉ có các nhân viên Vatican, các tổ chức tôn giáo, các thỉnh nguyện của các linh mục và nữ tu và các tổ chức từ thiện Công giáo được phép có tài khoản tại ngân hàng. Nhưng các nhà điều tra đã cho thấy một số tài khoản đã được sử dụng bởi người bên ngoài hoặc chủ tài khoản hợp pháp giữ tiền cho bên thứ ba.
Đức ông Nunzio Scarano, cựu kế toán cao cấp của Vatican, người có quan hệ gần gũi với IOR, hiện đang bị điều tra, bị buộc tội âm mưu buôn lậu hàng triệu đô la từ Thụy Sĩ vào Ý trong một chương trình giúp đỡ những bạn bè giàu có trốn thuế.
Scarano cũng bị truy tố về tội rửa tiền riêng hàng triệu euro thông qua IOR. Paolo Cipriani và Massimo Tulli, giám đốc và phó giám đốc của IOR, người đã từ chức hồi tháng Bảy sau khi Scarano bị bắt, đã được lệnh phải hầu tòa về tội vi phạm các chuẩn mực chống rửa tiền.
Nguồn: Reuters

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét