Dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe, nước Nhật đang quay lại mạnh mẽ trong vai trò của một cường quốc an ninh khu vực.
>> Khi Thủ tướng Nhật chỉ đích danh chuyện biển Đông
Tháng 12/2013, hai học giả nổi tiếng của Nhật góp mặt trong một hội thảo quốc tế lớn về an ninh Đông Á tại Paris. Trong phần tranh luận, một học giả Hàn Quốc đã đứng lên chất vấn gay gắt Giáo sư Ryosei Kokubun, Giám đốc Học viện Quốc phòng Nhật Bản, rằng "Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố là nước Nhật đang trở lại. Nhìn vào làn sóng chủ nghĩa dân tộc đang lên ở Nhật, chúng tôi có quyền nghi vấn rằng sự trở lại đó là của một nước Nhật hiếu chiến trong quá khứ".
Giáo sư Kokubun, được xem là học giả có uy tín và ảnh hưởng hàng đầu tại Nhật, đặc biệt trong quan hệ với Trung Quốc, đã trả lời như sau: "Các vị không nên tách câu nói đó ra riêng rẽ. Ông Abe chỉ muốn rằng nước Nhật đang trở lại về tăng trưởng kinh tế và chủ động đóng góp cho an ninh khu vực. Trong bối cảnh hiện nay, việc đó là xấu hay tốt?".
Câu hỏi đó, có lẽ không chỉ dành cho vị học giả Hàn Quốc đã chất vấn. Nó dành cho tất cả chúng ta. Sự trở lại của nước Nhật chắc chắn sẽ làm thay đổi diện mạo an ninh khu vực trong bối cảnh mà các nguy cơ xung đột ở châu Á-Thái Bình Dương nhiều hơn bất cứ điểm nóng nào trên thế giới và đặt ra cho các nước bài toán phải tìm được một chỗ đứng hợp lý trên bàn cờ thế cuộc.
Hòa bình chủ động
Sự hiện diện của các học giả Nhật Bản nói trên tại một thành phố chiến lược lớn ở châu Âu vốn dĩ không phải là một điều thường gặp. Các học giả Nhật Bản, dù luôn được đánh giá cao ngoài biên giới Nhật, lại thường tỏ ra khá kín tiếng và không "ồn ào" như các học giả Trung Quốc.
Nhưng sự thay đổi trong nội tại nước Nhật, đánh dấu bởi sự trở lại cương vị Thủ tướng của ông Shinzo Abe năm 2012 cùng những chính sách mới, đang thay đổi điều đó. Từ các chính trị gia cho đến các học giả, nước Nhật đang cho thế giới thấy họ sẽ được chứng kiến một nước Nhật rất khác so với vài thập kỷ qua.
Một tháng trước, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe làm một chuyến công du lớn quanh châu Âu, từ Paris đến Berlin, qua London, Madrid... để bàn thảo với các đối tác lớn châu Âu về vấn đề an ninh. Chuyến đi đó là chưa từng có tiền lệ với một vị Thủ tướng Nhật. Cuối tuần vừa rồi tại Singapore, trong Đối thoại Shangri-la, ông Abe tiếp tục là diễn giả chính với một bài phát biểu thẳng thắn hiếm có về an ninh khu vực, trực tiếp chỉ trích sự hung hăng của Trung Quốc. Nhưng chưa hết, nhân dịp sang dự Thượng đỉnh G7 ở Brussels tuần này, ông Abe tiếp tục ghé thăm Italy và Vatican.
Chính sách mà ông Abe đang thực thi được các học giả Nhật Bản gọi dưới cái tên Pro-Activism và mục đích mà nó hướng tới, như ông Abe tuyên bố, là một "nền hòa bình chủ động". Cốt lõi của chính sách này, như tên gọi của nó, là sự chủ động, theo đó Nhật Bản sẽ tích cực, chủ động tham gia vào các cơ chế quốc tế không chỉ về kinh tế mà quan trọng hơn, là về cả an ninh lẫn chính trị. Về đối ngoại, như nhận định của giáo sư Kokubun, thì đó là cách mà nước Nhật đóng góp vào việc duy trì trật tự thế giới hiện tại mà nước Nhật cảm thấy phù hợp. Về đối nội, đó là cách để đánh thức nước Nhật. Sau 2 thập kỷ thiểu phát kinh tế, ông Shinzo Abe tin rằng việc khơi dậy chủ nghĩa dân tộc là cách duy nhất để nước Nhật tìm lại tăng trưởng và sự tự tin vào tương lai. Như tiềm lực của Nhật Bản, thì điều đó sẽ không gói gọn trong biên giới quốc gia.
Thực tế, có hai sự kiện bước ngoặt liên tiếp đã làm thay đổi tư duy của các nhà chiến lược Nhật Bản. Đầu tiên, đó là vào năm 2010 khi sau vài thập kỷ, Nhật chính thức bị Trung Quốc qua mặt để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Sự kiện đó, cộng với sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến ở Trung Quốc, khiến nước Nhật ý thức được sự uy hiếp nghiêm trọng đối với vị thế và các lợi ích quốc gia của mình trong khu vực.
Sự kiện thứ hai là thảm họa động đất - sóng thần năm 2011 đã khiến Nhật Bản phơi bày yếu huyệt về an ninh năng lượng. Sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima buộc Nhật phải tính đến việc từ bỏ năng lượng hạt nhân để từ đó, càng thêm phụ thuộc vào các nguồn năng lượng nhập khẩu, tức cũng phụ thuộc vào các tuyến đường vận chuyển mà 90% đi qua biển Đông.
Sự trỗi dậy cùng lúc đó của các yêu sách chủ quyền hung hăng từ Bắc Kinh và chính sách xoay trục của Mỹ về châu Á càng thúc đẩy nước Nhật nhanh chóng hành động. Trên lý thuyết, được bảo vệ dưới cái ô an ninh của Mỹ, nước Nhật khó bị đe dọa, nhưng với ý thức tự cường lâu đời của mình, nước Nhật chắc chắn không bao giờ chấp nhận một vai trò thụ động và trông chờ vào người khác.
Nhật sẽ bước đi nhanh hơn
Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy các bước đi của Nhật sẽ càng nhanh hơn. Điều 9 của Hiến pháp Nhật 1947 vốn quy định Nhật phải là một quốc gia hòa bình, tức không được duy trì một quân đội đúng nghĩa mà chỉ là lực lượng phòng vệ, đã không còn là một đề tài nhạy cảm tránh được nhắc đến. Từ đầu năm 2014, Thủ tướng Shinzo Abe cho biết ông đang thúc đẩy các nỗ lực để thay đổi điều này.
Sự thay đổi này không nhất thiết là phải xóa bỏ điều 9 hoặc thay bằng một nội dung khác mà chỉ "diễn giải bằng một cách khác". Theo hướng đi mà ông Abe và một lượng lớn các học giả Nhật Bản ủng hộ ông, việc diễn giải theo cách khác sẽ tập trung vào "quyền tự vệ tập thể". Theo cách lý giải truyền thống về điều 9 thì Nhật Bản sẽ không được phép dùng vũ lực ngay cả trong trường hợp một đồng minh của mình (ví dụ Mỹ) bị tấn công. Đội ngũ của ông Abe muốn mở rộng quyền đó ra, rằng "Nhật Bản được phép dùng đến lực lượng phòng vệ để bảo vệ đồng minh, kể cả khi Nhật Bản không bị tấn công".
Sự diễn giải khác này không chỉ là một bước đi thận trọng nhằm tránh các phản ứng quyết liệt của các nước láng giềng châu Á vốn chưa xóa bỏ được hận thù quá khứ với quân phiệt Nhật trong Thế chiến II mà còn là một chiến thuật đi vòng để tránh các rào cản chính trị. Bởi lẽ theo Hiến pháp Nhật, một điều khoản Hiến pháp chỉ được phép thay đổi khi được Thượng viện thông qua rồi sau đó trưng cầu dân ý. Nhưng bất kể với lí do gì, kịch bản nước Nhật có một quân đội đúng nghĩa đang đến rất gần. Với nhiều học giả Nhật, khi đó mới có thể coi nước Nhật đã hoàn toàn đoạn tuyệt với di sản Thế chiến và trở lại như một "quốc gia bình thường" có nhu cầu khẳng định vị thế xứng đáng với tiềm lực.
Bức tranh địa chính trị châu Á - Thái Bình Dương đang và sẽ biến chuyển mạnh mẽ, như thực tế đang dần định hình từ hai năm qua. Mỹ - Nhật - Hàn - Úc cùng một vài quốc gia Đông Nam Á có thể tạo thành một liên minh kinh tế - quân sự chặt chẽ như một dạng NATO phương Đông để bằng mọi giá duy trì trật tự thế giới và hiện trạng khu vực. Ở phía bên kia là Trung Quốc, một cường quốc hồi sinh với tham vọng khổng lồ, và những nhà nước - khách hàng lân cận mà Bắc Kinh có thể lôi kéo.
Với những quốc gia nằm giữa chiến tuyến, như Việt Nam, thì lựa chọn chỗ đứng có thể sẽ là việc bắt buộc phải làm. Châu Á 2014 đang nằm trong bối cảnh tương tự châu Âu 1914, với những quan hệ quốc tế đầy cạm bẫy, những trục liên minh giằng xé và những nguy cơ chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Khi đó, việc đu dây giữa các bên có thể đồng nghĩa với việc đã lựa chọn trở thành nạn nhân bị nhắm đến đầu tiên của tất cả các phe.
Cách duy nhất để tỉnh táo lựa chọn là phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên mọi toan tính khác.
Quang Dũng
Tháng 12/2013, hai học giả nổi tiếng của Nhật góp mặt trong một hội thảo quốc tế lớn về an ninh Đông Á tại Paris. Trong phần tranh luận, một học giả Hàn Quốc đã đứng lên chất vấn gay gắt Giáo sư Ryosei Kokubun, Giám đốc Học viện Quốc phòng Nhật Bản, rằng "Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố là nước Nhật đang trở lại. Nhìn vào làn sóng chủ nghĩa dân tộc đang lên ở Nhật, chúng tôi có quyền nghi vấn rằng sự trở lại đó là của một nước Nhật hiếu chiến trong quá khứ".
Giáo sư Kokubun, được xem là học giả có uy tín và ảnh hưởng hàng đầu tại Nhật, đặc biệt trong quan hệ với Trung Quốc, đã trả lời như sau: "Các vị không nên tách câu nói đó ra riêng rẽ. Ông Abe chỉ muốn rằng nước Nhật đang trở lại về tăng trưởng kinh tế và chủ động đóng góp cho an ninh khu vực. Trong bối cảnh hiện nay, việc đó là xấu hay tốt?".
Câu hỏi đó, có lẽ không chỉ dành cho vị học giả Hàn Quốc đã chất vấn. Nó dành cho tất cả chúng ta. Sự trở lại của nước Nhật chắc chắn sẽ làm thay đổi diện mạo an ninh khu vực trong bối cảnh mà các nguy cơ xung đột ở châu Á-Thái Bình Dương nhiều hơn bất cứ điểm nóng nào trên thế giới và đặt ra cho các nước bài toán phải tìm được một chỗ đứng hợp lý trên bàn cờ thế cuộc.
Hòa bình chủ động
Sự hiện diện của các học giả Nhật Bản nói trên tại một thành phố chiến lược lớn ở châu Âu vốn dĩ không phải là một điều thường gặp. Các học giả Nhật Bản, dù luôn được đánh giá cao ngoài biên giới Nhật, lại thường tỏ ra khá kín tiếng và không "ồn ào" như các học giả Trung Quốc.
Nhưng sự thay đổi trong nội tại nước Nhật, đánh dấu bởi sự trở lại cương vị Thủ tướng của ông Shinzo Abe năm 2012 cùng những chính sách mới, đang thay đổi điều đó. Từ các chính trị gia cho đến các học giả, nước Nhật đang cho thế giới thấy họ sẽ được chứng kiến một nước Nhật rất khác so với vài thập kỷ qua.
Một tháng trước, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe làm một chuyến công du lớn quanh châu Âu, từ Paris đến Berlin, qua London, Madrid... để bàn thảo với các đối tác lớn châu Âu về vấn đề an ninh. Chuyến đi đó là chưa từng có tiền lệ với một vị Thủ tướng Nhật. Cuối tuần vừa rồi tại Singapore, trong Đối thoại Shangri-la, ông Abe tiếp tục là diễn giả chính với một bài phát biểu thẳng thắn hiếm có về an ninh khu vực, trực tiếp chỉ trích sự hung hăng của Trung Quốc. Nhưng chưa hết, nhân dịp sang dự Thượng đỉnh G7 ở Brussels tuần này, ông Abe tiếp tục ghé thăm Italy và Vatican.
Thủ tướng Nhật Ban Shinzo Abe với bài phát biểu chủ chốt tại Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á (IISS) lần thứ 13, hôm 30/5. Ảnh: EPA |
Thực tế, có hai sự kiện bước ngoặt liên tiếp đã làm thay đổi tư duy của các nhà chiến lược Nhật Bản. Đầu tiên, đó là vào năm 2010 khi sau vài thập kỷ, Nhật chính thức bị Trung Quốc qua mặt để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Sự kiện đó, cộng với sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến ở Trung Quốc, khiến nước Nhật ý thức được sự uy hiếp nghiêm trọng đối với vị thế và các lợi ích quốc gia của mình trong khu vực.
Sự kiện thứ hai là thảm họa động đất - sóng thần năm 2011 đã khiến Nhật Bản phơi bày yếu huyệt về an ninh năng lượng. Sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima buộc Nhật phải tính đến việc từ bỏ năng lượng hạt nhân để từ đó, càng thêm phụ thuộc vào các nguồn năng lượng nhập khẩu, tức cũng phụ thuộc vào các tuyến đường vận chuyển mà 90% đi qua biển Đông.
Sự trỗi dậy cùng lúc đó của các yêu sách chủ quyền hung hăng từ Bắc Kinh và chính sách xoay trục của Mỹ về châu Á càng thúc đẩy nước Nhật nhanh chóng hành động. Trên lý thuyết, được bảo vệ dưới cái ô an ninh của Mỹ, nước Nhật khó bị đe dọa, nhưng với ý thức tự cường lâu đời của mình, nước Nhật chắc chắn không bao giờ chấp nhận một vai trò thụ động và trông chờ vào người khác.
Nhật sẽ bước đi nhanh hơn
Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy các bước đi của Nhật sẽ càng nhanh hơn. Điều 9 của Hiến pháp Nhật 1947 vốn quy định Nhật phải là một quốc gia hòa bình, tức không được duy trì một quân đội đúng nghĩa mà chỉ là lực lượng phòng vệ, đã không còn là một đề tài nhạy cảm tránh được nhắc đến. Từ đầu năm 2014, Thủ tướng Shinzo Abe cho biết ông đang thúc đẩy các nỗ lực để thay đổi điều này.
Sự thay đổi này không nhất thiết là phải xóa bỏ điều 9 hoặc thay bằng một nội dung khác mà chỉ "diễn giải bằng một cách khác". Theo hướng đi mà ông Abe và một lượng lớn các học giả Nhật Bản ủng hộ ông, việc diễn giải theo cách khác sẽ tập trung vào "quyền tự vệ tập thể". Theo cách lý giải truyền thống về điều 9 thì Nhật Bản sẽ không được phép dùng vũ lực ngay cả trong trường hợp một đồng minh của mình (ví dụ Mỹ) bị tấn công. Đội ngũ của ông Abe muốn mở rộng quyền đó ra, rằng "Nhật Bản được phép dùng đến lực lượng phòng vệ để bảo vệ đồng minh, kể cả khi Nhật Bản không bị tấn công".
Sự diễn giải khác này không chỉ là một bước đi thận trọng nhằm tránh các phản ứng quyết liệt của các nước láng giềng châu Á vốn chưa xóa bỏ được hận thù quá khứ với quân phiệt Nhật trong Thế chiến II mà còn là một chiến thuật đi vòng để tránh các rào cản chính trị. Bởi lẽ theo Hiến pháp Nhật, một điều khoản Hiến pháp chỉ được phép thay đổi khi được Thượng viện thông qua rồi sau đó trưng cầu dân ý. Nhưng bất kể với lí do gì, kịch bản nước Nhật có một quân đội đúng nghĩa đang đến rất gần. Với nhiều học giả Nhật, khi đó mới có thể coi nước Nhật đã hoàn toàn đoạn tuyệt với di sản Thế chiến và trở lại như một "quốc gia bình thường" có nhu cầu khẳng định vị thế xứng đáng với tiềm lực.
Bức tranh địa chính trị châu Á - Thái Bình Dương đang và sẽ biến chuyển mạnh mẽ, như thực tế đang dần định hình từ hai năm qua. Mỹ - Nhật - Hàn - Úc cùng một vài quốc gia Đông Nam Á có thể tạo thành một liên minh kinh tế - quân sự chặt chẽ như một dạng NATO phương Đông để bằng mọi giá duy trì trật tự thế giới và hiện trạng khu vực. Ở phía bên kia là Trung Quốc, một cường quốc hồi sinh với tham vọng khổng lồ, và những nhà nước - khách hàng lân cận mà Bắc Kinh có thể lôi kéo.
Với những quốc gia nằm giữa chiến tuyến, như Việt Nam, thì lựa chọn chỗ đứng có thể sẽ là việc bắt buộc phải làm. Châu Á 2014 đang nằm trong bối cảnh tương tự châu Âu 1914, với những quan hệ quốc tế đầy cạm bẫy, những trục liên minh giằng xé và những nguy cơ chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Khi đó, việc đu dây giữa các bên có thể đồng nghĩa với việc đã lựa chọn trở thành nạn nhân bị nhắm đến đầu tiên của tất cả các phe.
Cách duy nhất để tỉnh táo lựa chọn là phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên mọi toan tính khác.
Quang Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét