Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
Phiên tòa xử Dương Tự Trọng vào ngày 7 tháng 1 về tội tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài đã dấy lên một làn sóng dư luận chưa từng có khi Dương Chí Dũng với tư cách nhân chứng khai rằng chính thứ trưởng Bộ công an là Thượng tướng Phạm Quý Ngọ đã nhận nửa triệu đô la để thông báo cho đương sự chạy trốn. Mặc Lâm phỏng vấn Luật sư Trần Vũ Hải để tìm hiều thêm khía cạnh pháp lý về lời khai quan trọng này.
Thưa luật sư như ông đã biết việc Dương Chí Dũng tố cáo Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ trước phiên tòa về việc ông này nhận số tiền 500 ngàn đô la để rò rỉ thông tin tư pháp. Trước nhất xin luật sư cho biết nhận xét tổng quát của ông về vụ này ra sao dưới khía cạnh pháp lý.
Theo tôi hiểu lời khai của ông Dương Chí Dũng về ông Phạm Quý Ngọ thực chất có thể coi là một lời tố cáo và do đó pháp luật Việt Nam phải xem xét vấn đề trong tình huống này. Ông Dương Chí Dũng đã khai điều này tại cơ quan điều tra nhưng cũng không rõ những lời khai này không có trong các hồ sơ vụ án của Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng hay không. Cũng có thể tòa có xem rồi nhưng cho tới nay báo chí chưa loan tải rằng có những lời khai đó.
Đến nay thì tòa đã chấp nhận những lời khai đó một cách công khai thì đương nhiên tòa án phải xem xét theo bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam đó là yêu cầu tòa khởi tố vụ án ngay tại lúc này.
Nếu cơ quan điều tra Bộ công an biết rồi mà không có quyết định khởi tố vụ án thì Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao có quyền ra quyết định khởi tố vụ án và giao cho cơ quan điều tra của Bộ công an điều tra tiếp.Luật sư Trần Vũ Hải
Xâm phạm hoạt động tư pháp
Để tránh tình trạng công an xử công an, theo Bộ luật hình sự hiện hành thì cơ quan nào, ngoài Bộ Công an, có thể ra quyết định khởi tố ông Phạm Quý Ngọ thưa luật sư?
Nếu cơ quan điều tra Bộ công an biết rồi mà không có quyết định khởi tố vụ án thì Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao có quyền ra quyết định khởi tố vụ án và giao cho cơ quan điều tra của Bộ công an điều tra tiếp. Hoặc nếu cho rằng đây là hành động xâm phạm tư pháp thì cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao có thề điều tra, bởi vì cơ quan điều tra của Viện Kiềm sát Nhân dân Tối cao có trách nhiệm trước việc xâm phạm hoạt động tư pháp.
Trong vụ này thì ông Phạm Quý Ngọ là trưởng ban chỉ đạo chuyên án tham nhũng Vinalines tức là người có vai trò nhất định trong cuộc điều tra nên đây có thể coi là hành động xâm phạm hoạt động tư pháp. Xâm phạm hoạt động tư pháp là gì? Đó là lẽ ra cơ quan điều tra phải tiến hành bắt giam ngay ông Dương Chí Dũng nhưng người trong cơ quan điều tra cụ thề là Phạm Qúy Ngọ lại báo cho Dương Chí Dũng biết đề bỏ trốn. Hơn nữa theo lời khai của Dũng thì ông này đã đưa tiền cho ông Phạm Quý Ngọ và nếu lời khai này là đúng thì rõ ràng là phải khởi tố vụ án.
Tuy nhiên chưa thể dùng những lời khai này để kết tội ông Phạm Quý Ngọ được mà cần phải tìm những chứng cứ khác để xem những lời khai đó như báo chí đã viết có chân thật hay không. Ông Phạm Quý Ngọ có bổn phận phải trả lời cho dư luận những lời khai đó là như thế nào.
Lẽ ra cơ quan điều tra phải tiến hành bắt giam ngay ông Dương Chí Dũng nhưng người trong cơ quan điều tra cụ thề là Phạm Qúy Ngọ lại báo cho ông Dũng biết đề bỏ trốn. Hơn nữa theo lời khai của Dũng thì ông này đã đưa tiền cho ông Phạm Quý Ngọ và nếu lời khai này là đúng thì rõ ràng là phải khởi tố vụ ánLuật sư Trần Vũ Hải
Cơ sở nào để kết tội Phạm Quý Ngọ?
Vâng ngay sau khi ông Dương Chí Dũng tố cáo công khai trước tòa thì ông Phạm Quý Ngọ đã lên tiếng cho công luận ngay rằng ông ta không phạm tội và không có bằng chứng gì để khép tội ông ta cả. Ngay các cuộc gọi điện thoại thì trên cái list mà ông ta có cũng không có cuộc gọi nào của Dương Chí Dũng. Luật sư nghĩ sao về một phản ứng nhanh chóng như vậy?
Lời khai của Dương Chí Dũng rất là chi tiết và còn nhiều người làm chứng thì dụ như vợ ông tài xế của Dương Chí Dũng và khi ông này đến nhà Dương Chí Dũng như thế nào…và những lời khai phải được xem là ít nhất những động thái ấy có đúng hay không còn câu chuyện số tiền 500 ngàn đô la thì lại khác. Rất khó xác minh nhưng ít nhất về hành tung của Dương Chí Dũng đã khai thì theo chúng tôi xác minh việc này không phải là quá khó.
Đối với những cuộc gọi điện thoại với ông Phạm Quý Ngọ thì ông này khi trả lời báo chí đã nói có một cái list rồi và không có đâu, tuy nhiên Dương Chí Dũng lại nói rằng đây là gọi qua những sim rác thì tôi nghĩ rằng giờ đây điều khó khăn là nếu kiểm tra lại các cuộc gọi giữa sim rác này tới sim rác kia là việc khó khăn. Nếu cách đây chỉ vài tháng thì còn khá dễ nhưng thời gian đã lâu, hơn một năm rồi có còn lưu lại hay không cũng không rõ lắm. Việc này đã xảy ra 20 tháng rồi.
Theo luật, do ông đã tố cáo việc đưa hối lộ nên ông cũng được miễn truy cứu về tội đưa hối lộ. Nếu vụ đưa hối lộ này là đúng thì thậm chí theo luật VN ông sẽ được coi là đoái công chuộc tội và có thể được ân giảm án tử hìnhLuật sư Trần Vũ Hải
Tóm lại cần phải có những cuộc điều tra kỹ hơn và Dương Chí Dũng là nhân chứng chính trong vụ này. Theo luật, do ông đã tố cáo việc đưa hối lộ nên ông cũng được miễn truy cứu về tội đưa hối lộ. Nếu vụ đưa hối lộ này là đúng thì thậm chí theo luật Việt Nam ông sẽ được coi là đoái công chuộc tội và có thể được ân giảm án tử hình trong phiên sơ thẩm vừa qua.
Án tại hồ sơ?
Chúng tôi đặc biệt chú tới câu tuyên bố của ông Phạm Quý Ngọ là “án tại hồ sơ”. Điều này gợi lên sự nghi ngờ là ông Ngọ đã chủ động xem xét tất cả hồ sơ mà Dương Chí Dũng khai với cơ quan điều tra?
Chúng ta thấy ngạc nhiên tại sao ông Ngọ lại biết rõ hồ sơ của mình? Hồ sơ về ông phải được giữ bí mật, ông có thề biết kết quả điều tra như thế nào một cách tổng quát thôi. Tuy nhiên ông Phạm Quý Ngọ là một Thứ trưởng Bộ Công an trước đây thì việc phụ trách điều tra chắc chắn sẽ có sự nhạy cảm. Tôi nghĩ rằng việc này lãnh đạo cấp cao nhất phải xem xét và trả lời trước công luận.
Chúng ta nên nhớ rằng Việt Nam cũng như nhiều nước khác không phải chỉ có một cơ quan điều tra. Ví dụ như ngoài cơ quan của Tổng Cục cảnh sát còn có cơ quan điều tra của an ninh và cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát họ có điều kiện điều tra chéo nhau và những lời khai của Dương Chí Dũng phải được làm rõ.
Chúng ta thấy ngạc nhiên tại sao ông Ngọ lại biết rõ hồ sơ của mình? Hồ sơ về ông phải được giữ bí mật, ông có thề biết kết quả điều tra như thế nào một cách tổng quát thôi. Tuy nhiên ông Phạm Quý Ngọ là một Thứ trưởng Bộ Công an trước đây thì việc phụ trách điều tra chắc chắn sẽ có sự nhạy cảmLuật sư Trần Vũ Hải
Thoát tội từ cánh cửa của Đảng.
Theo báo chí cho biết thì ông Ngọ đang nằm nhà thương khi vụ án Dương Tự Trọng bắt đầu đưa ra xét xử, theo ông thì trong Bộ luật hình sự Việt Nam có điều khoản nào miễn giảm cho tội phạm khi đương sự bệnh nặng hay mất khả năng trả lời trước tòa hay không?
Đây cũng là chi tiết khá lý thú. Nếu thật sự ông Phạm Quý Ngọ đang điều trị một bệnh hiềm nghèo thì theo quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam thì không bị xem xét kỷ luật. Ở Việt Nam muốn xử lý hình sự một đảng viên thì ít nhất phải tìm cách đình chỉ đảng viên của ông ta và tôi nghĩ đây là một vấn đề khá khó khăn. Việc ông ta lách điều khoản của Đảng đã chứng tỏ ông ta có vấn đề.
Còn việc triệu tập ông ta như một bị cáo thì Đảng cộng sản có quy định nào cho đảng viên hay không? Cơ quan nào có quyền triệu tập thưa luật sư?
Cái việc triệu tập nếu có thì có thể do Viện kiểm sát đề nghị, hai là luật sư đề nghị. Thí dụ luật sư của ông Dương Tự Trọng có thể đề nghị triệu tập và tòa án nếu thấy cần thiết cũng có thể triệu tập. Tuy nhiên nó có một cái khó, theo luật Tố tụng Hình sự của Việt Nam thì lệnh triệu tập phải được đưa ra trong quyết định ra xét xử hoặc ngay trước khi phiên tòa mở ra.
Trong trường hợp này thì luật sư có quyền đề nghị hoãn phiên tòa và trả lại hồ sơ cho Viện Kiểm sát. Hiện này thì luật sư của ông Dương Tự Trọng đang đề nghị như vậy và khi ấy mới có thể triệu tập ông Ngọ. Còn đang trong quá trình phiên tòa mà triệu tập ai đó thì Việt nam chưa có quy định mà cuộc triệu tập phải diễn ra khi bắt đầu phiên tòa.
Theo chúng tôi thì phải hoãn phiên tòa và trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để làm rõ lời khai của ông Phạm Quý Ngọ.
Xin cám ơn luật sư.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét