Trang

Nhãn

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Kinh tế Việt Nam: Nghịch lý người nghèo nuôi người giàu (ttxva.org)

Published on January 2, 2014   ·   No Comments
THAMNHUNG-NGHEO

Thậm chí là nhìn vào đó, nhiều người trong giới chuyên gia còn nhận định nền kinh tế năm 2014 đã có những dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, bao nhiêu phần trăm trong 90 triệu dân thực sự hưởng “phúc” từ những con số có phần “thăng hoa” ấy?
Ai có công trong nền kinh tế 2013?

Năm 2013 kết thúc, không ít quan chức “thở phào” vì đã hoàn thành thêm “một năm” khó khăn trong nhiệm kì của mình. Nhìn lại các chỉ số tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thặng dư xuất nhập khẩu, chỉ số giá hàng hóa… nhiều người tỏ ra hài lòng.
Bởi lẽ, ít nhất trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng và khó khăn, ít nhiều những con số ấy cũng cho thấy một sự nỗ lực nhất định, hay nôm na là “chấp nhận được”. Thậm chí là nhìn vào đó, nhiều người trong giới chuyên gia còn nhận định nền kinh tế năm 2014 đã có những dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, bao nhiêu phần trăm trong khoảng 90 triệu dân thực sự hưởng “phúc” từ những con số có phần “thăng hoa” ấy?
Người nghèo phải đỡ kẻ giàu
Nhìn lại tổng thể nền kinh tế, chỉ số lạm phát được giữ ở mức thấp, chỉ số giá không có xu hướng tăng nhiều. Đây sẽ là một “thành tích” đáng ghi nhận nếu nó bắt nguồn từ sự khách quan và công bằng của nền kinh tế, trong đó không một thành phần nào của nền kinh tế phải chịu thiệt.
Tuy nhiên, nếu nhìn lại 4 động cơ thúc đẩy nền kinh tế, bao gồm nông nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài thì vấn đề lạm phát thấp, chỉ số giá không tăng cao phải được xem xét khác.
Cụ thể, năm 2013 giá cả các mặt hàng (phần nhiều) thuộc doanh nghiệp nhà nước, bao gồm điện, nước, gas, xăng dầu, viễn thông 3G… đều có xu hướng tăng. Thậm chí, dự luận nhiều lần “sốc nặng” vì các doanh nghiệp quốc doanh, vốn chiếm phần lớn thị trường, lại giở trò “tăng giá khủng”. Thậm chí, việc tăng giá không phải lúc nào cũng mang tính thuyết phục, nhưng người tiêu dùng phải “chịu trận” vì không biết mua chỗ nào hơn.
Thế nên cuối năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các công ty viễn thông… dù có công bố “lãi khủng”, đóng góp lớn vào ngân sách thì ngoài những vị điều hành, không mấy người phấn khởi. Thậm chí dư luận có khi còn “la làng” vì cho rằng, họ phải chấp nhận bị móc túi suốt cả năm.
Trái lại, ngành nông nghiệp với thành tích “đáng nể” về lượng xuất khẩu, cứu cánh cán cân thương mại xuất nhập khẩu thì lại gặp chuyện buồn. Không buồn sao được, khi lệnh Thủ tướng đề ra người nông dân trồng lúa phải lời tối thiểu 30% nhưng nông dân vẫn chưa qua thời gian khó. Không buồn sao được, khi quy định giá trần, giá sàn xuất khẩu đã có nhưng có “mấy doanh nghiệp nghe theo?”, báo hại gạo xuất khẩu tuy đứng nhất nhìn thế giới về lượng nhưng hạng “bét” về giá.
Thêm nữa, không buồn sao được, khi nhiều doanh nghiệp muốn được “cởi trói” để tự do xuất khẩu, va chạm có thêm bản lĩnh thị trường, kích thích cạnh tranh, xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị hạt gạo Việt… vẫn chưa được như ý muốn. Thế nên mới có nghịch lý “thế giới nhiều chỗ đói cơm”, còn gạo Việt Nam thì “ế”, phải bán đổ bán tháo. Ngành gạo, cà phê, hồ tiêu… với sản lượng khổng lồ nhưng vẫn chịu bán ra, xuất khẩu với giá “rẻ bèo”.
Vậy nên, nếu giải thích một cách “bảo toàn số lượng”, thì việc giữ được chỉ số lạm phát mức chuẩn, không cho giá tăng cao… đơn thuần là bài toán “bù qua đắp lại” giữa các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, điều đáng nói là, thành phần doanh nghiệp nhà nước và các ngành hơi hướng độc quyền, vốn đã giàu, thì chỉ chiếm thiểu số.
Trong khi người chịu thiệt, bán hàng giá rẻ “chống lạm phát” thì có khi chiếm đến 70% dân số Việt Nam. Khoảng hai phần ba dân số khó khăn mới bù được cái khoảng “tăng giá” của một số ít doanh nghiệp xăng dầu, điện, nước… Hóa ra, những thành tích năm 2013, phần lớn được đông đảo người nông dân “cóp nhặt” mà nên.
Làm chính sách: phải “lấy dân là gốc”
Năm 2012-2013, Thái Lan chứng kiến sự khủng hoảng của nền nông nghiệp lúa gạo, khi Chính phủ “kiệt sức” trong việc trợ cấp lớn cho người nông dân. Nhiều chuyên giá đánh giá chính sách trợ cấp gạo là “chiêu bài dân túy”, nhằm tận dụng phiếu bầu của đông đảo người nông dân. Các tính toán của chuyên gia kinh tế thế giới chứng minh, Thái Lan không thể cầm cự lâu với chính sách trợ cấp hiện tại.
Thế nên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nợ công cao, Ngân sách eo hẹp thì Việt Nam cũng khó để “trợ cấp” hết cho người nông dân. Không khéo, sẽ đẩy ngành gạo lâm vào khủng hoảng.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Chính phủ làm lơ với những khó khăn hiện tại. Nút thắt nền nông nghiệp hiện nay ở 2 điểm: cung ứng không ổn định; chính sách thu mua-xuất khẩu không hợp lí. Cả hai nút thắt trên đều xuất nguồn từ thất bại của chính sách “bốn nhà”. Thực tế là Nhà nước quá “thắt” doanh nghiệp, doanh nghiệp thiếu bản lĩnh và chỉ kinh doanh “ăn xổi”, để bộ phận lớn thương lái “tung hoàng” chiếm lợi, đẩy hạt gạo thành hàng “đa cấp”. Thế nên, thương hiệu gạo “dựng mãi không thành”, gạo bán ra “đồng cấp” với gạo Thái, gạo Ấn Độ nhưng giá cả vẫn chạm đáy.
Vậy nên, đã đến lúc Chính phủ nhất thiết phải cân nhắc đến việc cấu trúc lại nền kinh tế, tập trung vào phát triển ngành nông nghiệp, vốn xưa nay vẫn là là thế mạnh của Việt Nam. Vậy nên, bên cạnh các gói 30.000 tỉ đồng cho ngành bất động sản, thì nhất thiết cũng cần có sự tập trung về vốn, hạ tầng, công nghệ cho ngành nông nghiệp.
Hoặc ít nhất, Nhà nước nhanh chóng hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư hợp tác công – tư để kêu gọi đầu tư từ nước ngoài. Dự báo từ Tổ chức lương thực thế giới cho hay, dưới tác động của biến đổi khí hậu, an ninh lương thực sẽ là điều tối quan trọng trong tương lai gần. Thế nên phát triển nông nghiệp cũng là “lá bài” chiến lược, nhất là trong bối cảnh bất động sản, chứng khoán đều “thoi thóp”.
Phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống đông đảo người dân Việt Nam cũng là giải pháp quan trọng, tăng cường “kích cầu”, giải thoát nền kinh tế “nợ xấu”, hàng tồn, thanh khoản kém…vốn đang trói chặt khó khăn vào Việt Nam. Bỡi lẽ, dân số phần đông làm nghề nông. Nếu bộ phận này tăng thu nhập, thì chiến lược kích cầu càng dễ thực thi.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là, dù có làm chính sách như thế nào thì phải “lấy dân làm gốc”. Mà dân phải là “phần lớn”, chứ không phải chỉ là bộ phận nhỏ; là phần chăm lo sản xuất theo quy luật kinh tế cơ bản, bền vững là tiền – hàng hóa – tiền, chứ không phải bộ phận đốt chát giai đoạn, tạo ra quy luật kinh tế phi bền vững là tiền – tiền.
Đừng mãi duy trì tình trạng “người nghèo” phải đỡ “kẻ giàu”. Như thế công bằng ở đâu?
THEO MỘT THẾ GIỚI


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét