Trang

Nhãn

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Những tuyên bố gây shock của ông Lê Thăng Long.(rfa.org/vietnamese)

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-01-02

Từ trái sang: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long và Lê Công Định tại TAND TPHCM hôm 20/1/2010
Từ trái sang: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung,
Lê Thăng Long và Lê Công Định
tại TAND TPHCM hôm 20/1/2010
Ông Lê Thăng Long người tù chung vụ với Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định và Nguyễn TiếnTrung. Sau khi ra tù sớm vì đã nhận tội trước tòa án ông Long đã thành lập phong trào Con đường Việt Nam, để rồi một thời gian ngắn sau tuyên bố rời bỏ phong trào này và xin gia nhập đảng Cộng sản Việt Nam. Mới đây ông Long viết một bài viết với cái tựa: “Những ai sẽ ủng hộ tôi trở thành Lý Quang Diệu của Việt nam?”. Bài viết đã gây tranh luận sôi nổi, Mặc Lâm có cuộc nói chuyện với tác giả sau đây. Trước tiên ông Lê Thăng Long cho biết:
Ông Lê Thăng Long: Thưa anh đúng là hiện nay cái thể chế của chúng ta đúng là chưa có dân chủ toàn diện và thật sự cho người dân Việt Nam. Thông qua bài viết này tôi thể hiện một ý nguyện đối với toàn thể người dân Việt Nam cũng như với đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền Việt Nam.

Khi người dân và những đảng viên đảng cộng sản Việt Nam hiểu được, đồng cảm và ủng hộ cái ý tưởng, sáng kiến đó thì việc thay đổi một thể chế, thay đổi một cơ chế, hay gọi là đổi mới lần thứ hai đề xuất về chính trị diễn ra tất cả do người dân quyết định. Người dân có thể tạo thay đổi thông qua trưng cầu dân ý thông qua ý nguyện của mình để thay đổi những điều luật mà trước đây vẫn chưa thực hiện được trong vấn đề bầu cử hay chọn một thủ tướng, tổng thống trực tiếp do người dân bầu.
Mặc Lâm: Ông viết nếu được người dân tin tưởng như ông Lý Quang Diệu thì chỉ trong vòng 11 tháng ông sẽ giải quyết ba vấn đề của Việt Nam hiện nay đó là môi trường, tham nhũng và sự thiếu vốn trầm trọng. Ông có thể cho biết kế hoạch để làm việc đó như thế nào không?
Cần phải có giải pháp tổng thể và có sự trao đổi, bàn bạc và sự đồng thuận động não ở cùng hướng tới giải pháp đó của toàn dân. Cho nên chính vì vậy tôi có đề nghị một hội nghị Diên Hồng để mà phát triển VN trở thành cường quốc và trước đó cũng là một hội nghị Diên Hồng để hòa giải dân tộc VN
Ông Lê Thăng Long
Ông Lê Thăng Long: Vâng, thứ nhất là tôi có một bài “Tái cấu trúc kinh tế Việt Nam và con đường Việt Nam phát triển thành cường quốc” tôi đã gửi cách đây khoảng hai tuần. Bên cạnh đó tôi cũng có một bài tóm tắt về chủ nghĩa dân tộc. Mặt khác bài “Tái cấu trúc kinh tế Việt Nam và con đường Việt Nam phát triển thành cường quốc” cũng đang viết dang dở khoảng 20% hai bài đó là một phần của cái giải pháp đưa Việt Nam giải quyết 3 vấn đề đã nêu.
Biểu tượng: Con Đường Việt Nam. (conduongvietnam.org)
Biểu tượng: Con Đường Việt Nam. (conduongvietnam.org)
Hoàn cảnh Việt Nam hiện nay đòi hỏi một loạt những biện pháp không thể trong một vài câu trả lời có thể giải đáp hết được mà cần phải có giải pháp tổng thể và có sự trao đổi, bàn bạc và sự đồng thuận động não ở cùng hướng tới giải pháp đó của toàn dân. Cho nên chính vì vậy tôi có đề nghị một hội nghị Diên Hồng để mà phát triển Việt Nam trở thành cường quốc và trước đó cũng là một hội nghị Diên Hồng để hòa giải dân tộc Việt Nam đó là những bước đi để đạt được điều đó.
Mặc Lâm: Như vậy thì cái 11 tháng mà ông nói chỉ là thời gian chuẩn bị cho hội nghị Diên Hồng, hội nghị toàn dân chứ không phải là thời gian ông hứa giải quyết ba điều quan trọng vừa nói phải không ạ?
Ông Lê Thăng Long: À…cách đây một thời gian, năm 1986 khi đổi mới kinh tế lần thứ nhất, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng (thật ra là Nguyễn Văn Linh) đã tiến hành đổi mới nền kinh tế và đổi mới kinh tế lần thứ nhất những chủ trương lớn ông chỉ tiến hành trong vòng có ba tháng, ông cũng làm được mấy việc nói thì nghe rất ghê gớm nhưng thực ra sự có mấy chủ trương lớn nhưng mà làm rất là nhanh.
Thứ nhất trả ruộng lại cho người nông dân và tiến hành khoán cho họ. Người nông dân được thuê chứ không phải trong mô hình hợp tác xã, không có ai chịu trách nhiệm coi như của chung không ai khóc. Thứ hai ông đã tiến hành nền kinh tế tư nhân gọi là kinh tế nhiều thành phần và tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, và thứ ba là tiến hành cho đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam. Trong vòng ba tháng thôi bộ mặt Việt Nam ngay sau đó đã phát triển rất nhanh. Đó là cái ví dụ cụ thể để cho chúng ta thấy nếu chúng ta có một đường lối đứng đắn thì việc thực hiện sẽ rất là nhanh.
Ông Lê Thăng Long, người phát động Phong trào Con đường Việt Nam. Vietnamnet
Ông Lê Thăng Long, người phát động Phong trào Con đường Việt Nam. Vietnamnet
Trong cái đơn xin vào đảng Cộng sản Việt Nam tôi cũng nói rõ...chúng ta cần phải thay đổi trong đó là tư duy lý luận sai lầm của chủ nghĩa Mác Lê nin. Khi chúng ta thay đổi những sai lầm đó chỉ giữ lại những tinh hoa tôi cho là khoảng 1% kết hợp với tinh hoa của toàn bộ triết học, lý luận của toàn thế giới mà chúng ta kế thừa
Ông Lê Thăng Long
Mặc Lâm: Theo ý của ông là vẫn căn cứ trên thể chế hiện đang có của Đảng cộng sản Việt Nam dựa trên căn bản của những luật lệ hiện hành hay là ông sẽ thay đổi thể chế, luật lệ trước khi thực hiện những điều mà ông nói?
Ông Lê Thăng Long: Trong cái đơn xin vào đảng Cộng sản Việt Nam tôi cũng nói rõ tức là theo mô hình mới thì chúng ta phải chấp nhận sự thay đổi tư duy mới. Những lối mòn cũ tồn tại nhiều năm trước đây tương tự như cái đổi mới kinh tế lần thứ nhất năm 1986 thì ngay lập tức chúng ta cần phải thay đổi trong đó là tư duy lý luận sai lầm của chủ nghĩa Mác Lê nin. Khi chúng ta thay đổi những sai lầm đó chỉ giữ lại những tinh hoa tôi cho là khoảng 1% kết hợp với tinh hoa của toàn bộ triết học, lý luận của toàn thế giới mà chúng ta kế thừa. Khi chúng ta thực hiện các bước thay đổi đó nó diễn ra rất nhanh trong đó có vấn đề cải cách luật pháp và các vấn đề liên quan khác
Mặc Lâm: Những đề nghị hay hiến kế của ông rất trùng hợp với những gì mà Viện IDS trước đây đã làm cũng như những đề nghị trong sửa đổi hiến pháp của nhóm trí thức được gọi là nhóm 72. Tuy hiến kế như vậy nhưng không ai đề nghị xem mình là một một Lý Quang Diệu cả. Khi đưa ra ý tưởng muốn mình như Lý Quang Diệu ông đã chuẩn bị tư thế trở thành một lãnh tụ như thế nào?
Ông Lê Thăng Long: Đây là cái khao khát của người dân Việt Nam. Người dân Việt Nam đã chờ đợi lâu lắm rồi. Khao khát làm sao Việt Nam có thay đổi thực sự đột phá và có được sự phát triển thần kỳ như Singapore như Hàn quốc, Nhật Bản. Tôi đưa cái hình ảnh Lý Quang Diệu thì đó làm một trong những ví dụ, gợi ý còn việc dân Việt Nam quyết định cái mô hình nào, cái biểu tượng, cái hình mẫu nào thì đó là do người dân Việt Nam chọn lựa. Đó là cái gợi ý và đó cũng là thể hiện cái mong muốn cái lòng của người dân Việt Nam kể cả những đảng viên Cộng sản hiện nay.
Thông qua đó thì người dân Việt Nam sẽ hiểu rõ hơn sẽ trao đổi và tìm ra giải pháp và việc đó sẽ do trăm họ làm, do toàn dân làm chứ không phải một viện IDS hay là một phong trào Con đường Việt Nam hay tôi có thể làm được.
Mặc Lâm: Trong bài này ông viết rằng Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã có cuộc cải cách mà cho tới hôm nay vẫn còn rất nửa vời. Theo ông thì làm cách nào để nó trở thành trọn vẹn?
Ông Lê Thăng Long: Tinh thần cải cách của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh vẫn là nửa vời vì trong đó còn định hướng kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và thật sự chúng ta thấy nền kinh tế thị trường ấy vẫn chưa thực hiện toàn diện. Các doanh nghiệp nhà nước vẫn có những độc quyền ưu đãi hơn các doanh nghiệp khác. Có những lĩnh vực trong kinh tế vẫn chưa đủ công bằng cho các doanh nghiệp tư nhân khác và đây chính là tinh thần trong tuyên ngôn nhân quyền và các công ước liên quan mà Việt Nam cũng đã tham gia.
Tinh thần cải cách của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh vẫn là nửa vời vì trong đó còn định hướng kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và thật sự chúng ta thấy nền kinh tế thị trường ấy vẫn chưa thực hiện toàn diện. Các doanh nghiệp nhà nước vẫn có những độc quyền ưu đãi hơn các doanh nghiệp khác
Ông Lê Thăng Long
Mặc Lâm: Trong bài viết này ông cũng nhấn mạnh rằng “tôi tự nhận thấy mình tài năng và tình yêu thương dân tộc Việt Nam của tôi không hề thua kém nhà cách mạng Việt Nam Phan Chu Trinh. Ông có thể cho biết tài năng của ông không thua kém cụ Phan là gì không?
Ông Lê Thăng Long: Tôi cũng mong có một tranh luận công khai đối với vấn đề này để đưa ra đường lối phát triển trong những dự định tôi sẽ đưa ra đó là chống tham nhũng, là tái cấu trúc kinh tế, đó là làm sao đưa Việt Nam phát triển thành cường quốc trong vòng 10-20-30 năm và là một trong 10 quốc gia giàu nhất thế giới. Tôi muốn có cái buổi công khai với tất cả các phía từ các cơ quan ngôn luận, từ phía đảng và chính quyền để họ không diễn dịch hay là chụp mũ để mọi người phán xét một cách khách quan
Mặc Lâm: Ông là một công dân Việt Nam và chưa bao giờ có một quốc tịch thứ hai nào khác, xin được hỏi ông lấy thêm bí danh Lincoln Lê với mục đích gì?
Ông Lê Thăng Long: Tôi rất ngưỡng mộ Tổng thống Abraham Lincoln trong thời điểm ông làm tổng thống thì ông đã xóa bỏ chế độ nô lệ dành cho người da màu và tất cả mọi người ở Hoa Kỳ. Từ thời điểm đó chúng ta có thể thấy Hoa kỳ trở thành quốc gia không phải là quốc gia bốc lột nữa. Người lao động và chủ thỏa thuận với nhau khi làm việc cho nên từ giai đoạn đó là quyền con người quyền bình đẳng đã diễn ra đó là một giai đoạn lịch sử đối với nước Mỹ.
Mặc Lâm: Qua giải thích thế này chúng tôi xin đặt thêm một câu hỏi tiếp là Tổng thống Lincoln suốt cuộc đời tranh đấu để giải phóng nô lệ nhưng ở Việt Nam thì hoàn toàn không có chế độ nô lệ hay kỳ thị chủng tộc. Sao ông không lấy Gorbachev hay Ghandi để làm bí danh?
Ông Lê Thăng Long: Nó còn một ý nghĩa nữa tức là vấn đề hòa giải dân tộc. Đó là một ý nghĩa rất quan trọng. Mỗi người có một lựa chọn của mình.
Mặc Lâm: Dư luận cho rằng ông viết bài này với những lời lẽ mà họ gọi là mất bình thường. Họ cho rằng ông đang muốn dư luận đánh giá ông là người vĩ cuồng để quên bớt sai lầm trong việc tổ chức phong trào “Con đường Việt Nam” cũng như việc xin vào đảng Cộng sản của ông hồi gần đây?
Ông Lê Thăng Long: Phong trào “Con đường Việt Nam” hiện nay là hết sức ôn hòa, bảo vệ cho quyền con người cho người Việt Nam. Phong trào đang phát triển và được sự ủng hộ của các nhà dân chủ. Lúc đầu thì mọi người cũng nghi ngờ về tôi khi tôi ra tù sớm hơn hơn cũng như lời nhận lỗi của tôi tại phiên tòa phúc thẩm để phút cuối cùng tôi đã được giảm án ra sớm để gây dựng phong trào “Con đường Việt Nam” hiện nay. Sự nghi ngờ đó một thời gian đã thay đổi rất nhiều. Tôi mong mọi người hãy thông qua những hoạt động để đánh giá “Con đường Việt Nam”.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét